Cậu đang nhận lương từ ai vậy?

Highest-Salaries-for-Engineering-and-Computer-Science
Ảnh: nerdwallet

Chỉ làm ra sản phẩm làm hài lòng công ty thì không có lương đâu

Ông Tsutsumi Kiyoshi từng làm việc tại Toyota trong khoảng từ năm 1962 đến 2004 tại bộ phận hàn. Đến năm ngoài 30 tuổi, ông bắt đầu được đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm. Khi này cấp trên hỏi ông rằng “Cậu có biết mình nhận lương từ đâu không?”

Khi ông Tsutsumi trả lời “Có phải từ đội trưởng không? À không phải, chắc là từ công ty rồi” thì cấp trên mới nói với ông thế này “Không đúng, người đang trả lương cho cậu là khách hàng đấy. Khách hàng dùng tiền mua xe của chúng ta. Tiền đó được sử dụng để sản xuất những mẫu xe tiếp theo và trả lương cho cậu đó.”

“Chúng ta sản xuất để làm hài lòng khách hàng. Những sản phẩm chỉ đủ làm hài lòng công ty thì đó không phải làm một sản phẩm tốt.”

Ông Tsutsumi hiện tại đang làm công việc tư vấn cho các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng mỗi khi gặp nhân viên trẻ, ông vẫn không quên hỏi họ “Cậu nhận lương từ ai vậy?”. Những lúc như vậy ông luôn nhận được câu trả lời kiểu “Từ công ty”, “Từ đội trưởng”.

“Tôi thường dùng câu”Vậy hả?” khi đón nhận những câu trả lời như thế. Và sau đó nói với họ rằng “Khi còn trẻ tôi cũng đã từng nghĩ như cậu, nhưng thực ra suy nghĩ đó không đúng”.”

Hãy bắt đầu từ quan điểm “Lương là do khách hàng chi trả”

Về suy nghĩ cơ bản trong công việc, lương của chúng ta là do khách hàng chi trả. Vì thế, khi đi tư vấn tại các doanh nghiệp khác, ông Tsutsumi luôn phải nhấn mạnh điều này.

Tại Toyota có 5 nhiệm vụ được quy định quan trọng nhất trong công việc.

1- An toàn (An toàn – Vệ sinh – Môi trường)
2- Chất lượng
3- Sản xuất
4- Chi phí sản xuất
5- Con người

Nếu đứng trên quan điểm “Chúng ta đều nhận lương từ khách hàng” thì không khó để lý giải được những yếu tố trên.

Ví dụ, khi nói về “chất lượng”, nếu đã nhận lương từ khách hàng thì trách nhiệm của một công ty sản xuất bánh kẹo phải làm ra những sản phẩm ngon và đảm bảo chất lượng. Hoặc khi nói về “Sản xuất”, nếu đã nhận lương từ khác hàng mà lại không làm ra những sản phẩm mà họ muốn là không được, nhà sản xuất phải nhìn từ quan điểm này để xây dựng thể chế sản xuất sao cho phù hợp.

“Hãy xuất phát từ quan điểm “chúng ta đang nhận tất cả từ khách hàng”. Nếu không có suy nghĩ này thì con đường sản xuất bạn đang đi sẽ gặp nhiều trở ngại. Tôi đã mang câu chuyện này tới nhiều công ty, công xưởng và mọi người đều đồng tình rằng đây chính là gốc rễ của sản xuất.”

POIN

Khi suy nghĩ “chúng ta đang nhận tất cả từ khách hàng” thì có thể nhìn thấy gốc rễ của sản xuất


Bùi Linh
Theo “Những câu nói cửa miệng trong Toyota”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan