Những kỹ năng cần thiết để có một công việc (phần 1)

Khi còn là một sinh viên đang đi học, một sinh viên sắp tốt nghiệp hay thậm chí là sinh viên đã tốt nghiệp, tôi luôn tự hỏi rằng: “Mình cần làm gì để có một công việc tốt?”. Câu hỏi đó trong đầu tôi suốt một thời gian dài mà không có một câu trả lời thỏa đáng. Sau những trải nghiệm, tôi nhận ra rằng, để có thể có một công việc tôi mong muốn, tôi đã biến mình thành nhà tuyển dụng và tìm hiểu xem họ đang cần thấy điều gì ở tôi. Hiện nay, với vai trò là thành viên của hiệp hội quản lý nguồn nhân lực, chúng tôi nhận thấy: khả năng đọc, viết và tư duy logic vẫn là những yếu tố cơ bản của một nhân viên cần phải có. Tuy nhiên, những nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý đến kỹ năng mềm của bạn, họ muốn xem bạn đã sẵn sàng để làm việc hay chưa.

Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho một sinh viên đang đi học, sắp tốt nghiệp hay cả những sinh viên đã tốt nghiệp để có thể kiếm được một công việc tốt.

1. Sử dụng mối quan hệ

Tạo quan hệ, đơn giản là việc bạn trò chuyện với bạn bè, các thành viên trong gia đình, và những người quen biết về mục tiêu, việc làm, sở thích và đam mê. Bạn cũng có thể tận dụng quan hệ của người mà bạn đã biết để mở rộng các cơ hội có thể đang chờ bạn. Khi nói đến việc tìm kiếm một công việc, tận dụng các mối quan hệ là rất cần thiết. Theo Trung tâm hướng nghiệp thì 80 phần trăm công việc có sẵn không được quảng cáo. Vì vậy, nếu bạn không kết nối với những người khác, bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm.

If I would be given a chance to start all over again, I would choose NETWORK MARKETING” – Bill Gates
“Nếu cho tôi được lựa chọn lại, tôi sẽ tiếp thị qua mạng.

Hãy bắt đầu từ những mối quan hệ của bạn. Hãy tạo cho mình một danh sách những người có thể giúp bạn tìm kiếm việc làm. Tiếp theo đó, trò chuyện với mọi người trong danh sách và nói với họ rằng bạn đang tìm kiếm việc làm. Hỏi xem họ có biết về thông tin việc làm nào không và giới thiệu với bạn nếu họ biết. Và không chỉ trò chuyện với những cái tên trong danh sách đó, bạn hãy bắt chuyện với nhân viên thu ngân, thợ cắt tóc, hay bất kỳ ai bạn gặp về công việc của họ và hỏi xem họ có biết về bất kỳ việc làm phù hợp với sở thích của bạn không. Đó cũng là điều cần thiết để tận với những người mà bạn có mối quan hệ. Trao đổi với một người một lần sẽ chỉ cung cấp cho bạn những tiềm năng có thể có tại thời điểm đó. Nhưng bằng cách thiết lập một mối quan hệ một cách liên tục, bạn có thể tìm hiểu các cơ hội khác khi chúng đến.

Một khi bạn tìm thấy một công việc, điều quan trọng là cần tiếp tục giữ quan hệ một cách hiệu quả. Thông qua các mối quan hệ đó, bạn có thể phát triển mối quan hệ với các đồng nghiệp và gia tăng khả năng của bạn để thăng tiến trong cơ quan, tổ chức.

2. Sự nhiệt huyết

Sự nhiệt huyết cũng là điều cần thiết để thành công. Khi phỏng vấn, bạn sẽ nổi bật lên suy nghĩ của nhà tuyển dụng nếu bạn thể hiện được sự đam mê đối với việc làm. Trước khi phỏng vấn, hãy kiểm tra trang web của công ty và tìm hiểu về doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ về câu hỏi mà bạn có thể muốn nhận được giải đáp, bởi vì đặt câu hỏi là một cách để thể hiện sự quan tâm. Một chiến lược khác như là đến sớm vài phút để phỏng vấn, ăn mặc gọn gàng, và ở lại tham gia vào cuộc trò chuyện. Bạn cũng nên mang theo notes và bút, do đó bạn có thể ghi chú trong suốt cuộc phỏng vấn; tuy nhiên bạn nên chắc rằng sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ghi chú trong quá trình phỏng vấn. Điều này sẽ thể hiện bạn là chủ động tham gia và quan tâm tới những gì nhà tuyển dụng nói.

Khi bạn làm việc với đầy nhiệt huyết, bạn luôn cảm thấy tràn trề năng lượng, sức sống

 

Sau khi được tuyển dụng, bạn cần tiếp tục chứng tỏ sự nhiệt tình bằng cách chủ động tham gia vào những công việc mới với nhiều thử thách hơn. Trong một số công việc, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đủ linh động để giải quyết công việc trước khi hỏi cấp trên. Ví dụ như, trong một nhà hàng, nhân viên nên chủ động xuất hiện để lau dọn đồ bẩn bị vấy ra do đổ lọ muối hay tiêu thay vì cần sự đồng ý của người quản lý. Trong một số công việc khác, bạn có thể cho thấy sự chủ động bằng cách tình nguyện đảm nhận công việc cần giải quyết hay trình bày một ý tưởng cho dự án mới của bạn. Nếu cấp trên của bạn thích những ý tưởng đó, bạn hãy cung cấp thêm các nghiên cứu và đảm bảo luôn dõi theo dự án đó. Điều này cung cấp cho bạn với một số quyền hạn đối với dự án và cũng thể hiện cam kết của bạn với công ty, đó là luôn làm việc một cách nhiệt huyết.

3. Tính chuyên nghiệp

Hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn được “chau chuốt để gây ấn tượng.” Nắm một hồ sơ mạch lạc, có điểm nhấn là điều cần thiết để tạo ra những ấn tượng đầu tiên. Một cách tốt là hãy nhờ một giáo sư tại trường bạn học hoặc một cố vấn về nghề nghiệp đọc hồ sơ của bạn và nhờ họ góp ý, chỉnh sửa trước khi bạn gửi nó cho một nhà tuyển dụng tiềm năng.

Tính chuyên nghiệp không phải cái mác bạn gắn lên mình, nó là cái mà bạn mong mọi người nhắc đến mình.

 

Một khi bạn đã được gọi cho một cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là phải nghiên cứu về công ty và tìm hiểu về trách nhiệm công việc bạn nhắm đến. Điều này sẽ không chỉ cho phép bạn đặt câu hỏi tốt hơn trong cuộc phỏng vấn của bạn, mà cũng đảm bảo bạn là một ứng cử viên sáng giá mà công ty đang cần.

Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng rằng bạn nắm rõ văn hoá kinh doanh và làm việc. Một số lời khuyên để gây ấn tượng tốt:

• Mặc quần áo phù hợp cho công việc bạn hướng đến.

• Đến đúng giờ và cố gắng thể hiện sự năng suất cho đến khi bạn rời khỏi đó.

• Tắt chuông điện thoại di động trong khi làm việc và trả lời cuộc gọi điện thoại và tin nhắn trong giờ giải lao.

• Chỉ sử dụng máy tính cho những công việc liên quan đến nhiệm vụ của bạn

• Nói một cách tôn trọng, lịch sự với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.

Cũng nên nhớ rằng ngay cả khi bạn là kỹ thuật viên, bạn “không có nhiệm vụ” trong phòng ăn trưa hay tại quầy tiếp tân, nhưng bạn đang đại diện cho tổ chức và bạn có mong muốn được làm việc một cách chuyên nghiệp. Bạn cũng cần chú ý không tham gia quá nhiều vào những cuộc tán gẫu văn phòng hay đùa với đồng nghiệp của bạn. Mặc dù bạn được phép để vui chơi và tận hưởng công việc của bạn, nhưng bạn cũng ở đó để làm việc.


Biên dịch: Naphasy.
Nguồn: www.dol.gov/odep/documents/essential_job_skills.pdf


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan