5 kỹ năng cơ bản và cần thiết với người làm kinh doanh (phần 2)

Tiếp theo bài của kỳ trước, bài kỳ này sẽ giới thiệu cụ thể hơn về những yếu tố cơ bản trong từng kỹ năng. Dựa vào đó các bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận và biết được những phần nào mình cần phải hoàn thiện hơn để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc.

1.Năng lực thông tin

Trong thời buổi Internet toàn cầu hiện nay việc thu thập, điều tra hay nắm bắt thông tin về một lĩnh vực nào đó là một điều không phải khó khăn. Tuy nhiên khi có những thông tin đó trong tay thì chúng ta sử dụng nó như thế nào để có thể đem lại lợi ích cho công việc. Hơn thế điểm đặc biệt của công việc kinh doanh, của những người làm kinh doanh đó là “sự giao tiếp”. Hàng ngày những người làm kinh doanh, họ giao tiếp, gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều người thuộc những thành phần, tầng lớp khác nhau trong công ty. Chính vì vậy, họ không những chỉ thu thập được dữ liệu bằng các tài liệu có sẵn mà họ còn cần phải biết cách thu thập, chắt nhặt những thông tin ngay trong những cuộc nói chuyện đó. Họ cần phải biết dẫn dắt, khéo léo đưa đối phương vào trong câu chuyện của họ, để giúp câu chuyện của họ không trở thành câu chuyện phiếm, phí thời gian. Nên họ phải rèn luyện cho mình kỹ năng lý giải thông tin, kỹ năng biểu thị thông tin, và kỹ năng gây ảnh hưởng tới đối phương.

Dưới đây là 3 yếu tố cơ bản cần thiết để bạn có 1 năng lực xử lý thông tin thật tốt.

– Kỹ năng lý giải thông tin

Trước hết nói về năng lực “lý giải thông tin”, cụ thể đó là thông tin nhận được từ những cuộc nói chuyện, đàm thoại với đối phương. Thông tin bạn nhận được từ đối phương – đối phương ở đây có thể là khách hàng, là đối tác, cũng có thể là đối thủ cạnh tranh với bạn, cần phải được đặt vào lập trường cũng như quan điểm của từng đối tượng. Dựa trên tinh chất của từng đối tượng, thông tin bạn thu nhận được mang những giá trị khác nhau. Và khi đó bạn sẽ cần phải đánh giá được thông tin đó có những tác dụng, có những mặt tốt và mặt không tốt nào đối với cả bạn và cả đối phương.

Ngoài việc thu nhận và đánh giá về những thông tin đó, nhưng nếu bạn chỉ dừng lại ở đó thì bạn đã hoàn toàn rất lãng phí, mà bước cần thiết tiếp theo theo các bạn nó sẽ là gì? Đó chinh là sự liên tưởng ứng dụng. Các bạn sẽ cần phải liên tưởng và suy nghi ngay rằng mình sẽ sử dụng thông tin này để làm gì? Sử dụng vào việc gi? Nó sẽ hữu ích cho công việc như thế nào? Hoặc là khách hàng hay đối tác nào của bạn cũng đang cần nguồn thông tin giống như vậy. Việc đặt là nhiều giả thiết, suy nghĩ như vậy nó vừa có tác dụng giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách tự nhiên nhất, nó còn vừa giúp bạn có thể rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén trong việc thu nhận và xứ lý thông tin. Và bạn cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thói quen này bạn sẽ giúp mình có được một kỹ năng lý giải thông tin một cách chinh xác và nhanh nhạy.

– Kỹ năng biểu thị thông tin

Tiếp theo đó, bạn không chỉ nhận thông tin mà bạn cũng là người cung cấp thông tin, nên kỹ năng “biểu thị thông tin” cũng là một kỹ năng không được bỏ quên. Đây có lẽ là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với những bạn mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, và nhất là những bạn làm công việc kinh doanh với các đối tác là nước ngoai, khi mà ngôn ngữ sử dụng không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Đối với những thông tin bạn có sẵn làm thế nào để bạn có thể truyền đạt nhanh hiệu quả mà lại dễ hiểu cho đối phương, nhất là khách hàng của bạn những người đang cần sự tư vấn của bạn.

Bí quyết được bật mý ở đây đó là bạn hãy cung cấp thông tin từ kết luận trở đi. Tức là, đối với những vấn đề cần bàn bạc, bạn nên nói bắt đầu từ mục đích, đối với những vấn đề thông báo bạn nên nói từ kết luận. Đây có thể là những điều nhỏ nhặt, nhưng nó lại có tác dụng hết sức to lớn. Nó giúp cho người đối diện với bạn nắm bắt được câu chuyện của bạn một cách nhanh chóng rõ ràng và mạch lạc hơn. Đôi khi các bạn sẽ nghi là chuyện này không có gì khó, nhưng với tâm lý cũng như thói quen nói chuyện, vì khi chính bản thân của bạn đã biết trước được kết quả hay mục tiêu rồi, thì thiên hướng bắt đầu câu chuyện từ những lý do, những giải thích là rất cao. Và đây không phải là thói quen tốt trong kinh doanh cũng như bán hàng.

– Kỹ năng thuyết phục đối tác (khách hàng)

Yếu tố cuối cùng đó là kỹ năng thuyết phúc đến đối tác (khách hàng).

Dựa trên việc lý giải được những thông tin mà đối phương đưa ra, cộng với việc lựa chọn những thông tin mà mình đang có một cách phù hợp, và truyền đạt vào một thời điểm thích hợp, bạn sẽ đưa ra những yếu tố mang tính cộng, những lợi ích đem lại cho đối tác nhằm thuyết phục họ.

Như vậy đối với mỗi thông tin mình nhận được cũng như những thông tin mình dự đinh cung cấp cho đối tác nó đều phải nằm trên những mục đích ưu tiên như là: thông tin này sẽ giúp ích gì cho khách hàng? Những thông tin này có thể giải quyết được những vấn đề mà đối tác (khách hàng) đang có hay không?

Bởi thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay việc có đươc thông tin không phải là khó, nhưng việc sử dụng nó một cách hữu ích không phải là bất cứ một nhân viên kinh doanh nào cũng có thể làm được.

Điều quan trọng để mình phát huy được nó, đó là toàn bộ thông tin được sử dụng với mục đich đầu tiên đó là Vì lợi ích của đối tác (khách hàng)”.

(Còn tiếp…)


Viết bài : Kitty
< nguồn tham khảo : www.carriageway.jp/business/skills/ >


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan