Cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh (phần 3)

I – Thinking entrepreneurially – Suy nghĩ như một doanh nhân (tiếp)

Động lực của doanh nhân

Động lực là mọi thứ. Bạn có thể làm việc bằng hai người, nhưng bạn không thể là hai người. Do đó, bạn phải truyền cảm hứng cho những người kế cạnh theo một dây chuyền và làm họ truyền cảm hứng cho người của họ.

“Động lực giúp bạn khởi nghiệp, thói quen giúp bạn tiến bước.” – Jim Rohn
(Motivation is what gets you started, Habit is what keeps you going)

 

Động lực kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng, từ việc khởi sự, tiến hành hay duy trì như thế nào. Đối với việc đưa ra quyết định kinh doanh chiến lược, ba yếu tố sau sẽ đóng vai trò quyết định:

– Tin vào bản thân
– Động lực từ nhận thức
– Sự linh động đối với tình huống không rõ ràng

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lần lượt các yếu tố này.

Tin vào bản thân 

Việc tin vào bản thân có thể định nghĩa như là bạn tin vào khả năng của mình để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Tin vào bản thân mình có liên hệ đến tư duy của doanh nhân và nó cũng có liên hệ với động lực của các doanh nhân.

Trong khi khả năng nhận thức chế ngự hành vi và sự tự tin là những đức tính phổ biến cần áp dụng vào tất cả các công việc, thì tin vào bản thân lại khác, việc này phụ thuộc vào từng công việc.

Động lực từ nhận thức

Nhận thức là một quá trình suy nghĩ. Những cá nhân có khả năng nhận thức cao thì thường có xu hướng tìm kiếm, học hỏi, suy nghĩ và phản ánh những thông tin liên quan. Trong khi đó những cá nhân có khả năng nhận thức thấp thì thường phụ thuộc vào kinh nghiệm, ước lượng và may mắn.

Những cá nhân với khả năng nhận thức cao thường đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Họ tham gia và thích thú với những hoạt động trí não một cách nhiệt huyết. Họ có thể sử dụng những thông tin liên quan về thách thức và cơ hội. Những cá nhân này thường phân tích phản biện một cách chính xác và đưa ra các giải pháp thay thế tốt hơn. Họ ít khi không chắc chắn về những mối liên hệ nên khả năng suy đoán cũng logic hơn. Nhìn chung, thì những cá nhân với khả năng nhận thức cao thường hiệu quả hơn và đưa ra quyết định tốt hơn.

Sự linh động đối với tình huống không rõ ràng

Sự linh động đối với tình huống không rõ ràng được định nghĩa như là thiên hướng thích thú đối với những tình huống mơ hồ ko rõ ràng hơn là sợ hãi nó.

Đây là một yếu tố cần thiết đối với các doanh nhân mà họ dựa vào sự biến động tự nhiên của thị trường và cạnh tranh. Nó quan trọng đối với doanh nhân để có thể đưa ra những quyết định phức tạp một cách nhanh chóng trong điều kiện thông tin hạn chế.

Các cách để phát triển động lực kinh doanh

Để cải thiện khả năng tự tin vào bản thân mình và linh động đối với tình huống không rõ ràng, hãy tìm cơ hội để xây dựng những trải nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực bạn yêu thích. Thành công trong những công việc này sẽ nâng cao sự tự tin của bạn, gia tăng sự hài lòng của bản thân bạn đối với những tình huống mới khó đoán hơn. Bạn cũng có thể quan sát các chuyên gia và học hỏi nhiều chủ đề mới để cải thiện tính tự tin vào bản thân của bạn và sự linh động.

Trong ngữ cảnh của những ý tưởng kinh doanh, việc bạn khám phá những ý tưởng kinh doanh nó tương xứng với sở thích cá nhân bạn là cách tốt nhất để nâng cao động lực để nhận thức.

“Hãy lựa chọn công việc bạn yêu thích, và rồi một ngày nào đó trong đời bạn, bạn sẽ ko phải làm việc nữa. – Confucius”

Những hành xử của doanh nhân

“Hãy để bạn sống với những người sẽ nhấc bạn lên”

Tất cả những tư duy doanh nhân, động lực doanh nhân chỉ có thể áp dụng nếu như các hành vi doanh nhân tồn tại. Đây là nơi những suy nghĩ phân tích được dùng để quan sát và để hành động. Có rất nhiều những hành vi được coi là cần cho một doanh nhân. Ở đây chúng ta chỉ xết đến những hành vi được coi là cần thiết nhất để phân tích cơ hội và đưa ra hành động. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét sự tự tin, kỹ năng ngoại giao, vốn xã hội và mức độ “liều”.

Cách hành xử sẽ quyết định ai sẽ bên cạnh bạn trong cuộc đời bạn

 

Confidence – Sự tự tin

Sự tự tin và tự tin vào bản thân là hai mặt của một đồng xu. Như giới thiệu ở phần trước, tự tin vào bản thân một cách tích cực làm gia tăng khả năng mà một cá nhân có thể khám phá ra những cơ hội kinh doanh. Việc tin vào bản thân làm gia tăng sự tự tin của cá nhân đó trong việc đánh giá một đối tượng về những sự kiện không chắc chắn.

Những doanh nhân phải có sự tự tin trong đánh giá của chính họ, đặc biệt là khi những quyết định của họ khác với quan điểm của nhiều người, và có lẽ khác với lời khuyên của bạn bè và gia đình.

Nếu một cá nhân bị hạn chế bởi sự tự tin trong đánh giá của họ và không cảm thấy thoải mái khi mà họ khác với phần đông, thì mức độ khám phá ra những cơ hội kinh doanh của họ sẽ bị hạn chế.

Interpersonal Skills – Kỹ năng ngoại giao

Người bạn biết có thể ảnh hưởng đến mức độ bạn tiếp cận nguồn tin và nguồn lực như thế nào? Những kỹ năng ngoại giao tạo mối quan hệ sẽ giúp bạn gặp gỡ nhiều người mới và xây dựng những mối quan hệ tích cực.

Những mối quan hệ giao thiệp này sẽ đóng góp vào số lượng cũng như chất lượng của mạng lưới xã hội của bạn. Những quan hệ giao thiệp này như là những tảng đá đầu tiên trong vốn xã hội của bạn, nó ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân để tiếp cận nguồn tin và khám phá những cơ hội kinh doanh.

Social capital – Vốn xã hội

Vốn xã hội của bạn sẽ phản ánh nguồn lực hiện có trong nội tại và thông qua mạng lưới kinh doanh của cá nhân bạn. Điều này bao gồm thông tin, ý tưởng, cơ hội kinh doanh và vốn tài chính của bạn. Vốn xã hội cũng là nguồn gốc của những hỗ trợ về cảm xúc cho các doanh nhân. Vốn xã hội phụ thuộc vào người bạn biết, kích cỡ và chất lượng, sự đa dạng của mối quan hệ của bạn.

Một yếu tố quan trọng trong vốn xã hội là nó không đơn thuần chỉ là người bạn biết mà còn ở chỗ giá trị người bạn biết là như thế nào. Bạn có thể đề xuất họ giới thiệu thông qua mối quan hệ của bạn với họ. Những người có một vốn xã hội giàu thường giải quyết vấn đề tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn. Với những mạng lưới xã hội tốt họ có thể tiết kiệm thời gian bởi vì họ biết lấy thông tin ở đâu họ cần. Họ có thể thúc đẩy một sự hợp tác.

Những người tìm kiếm vốn và cung cấp vốn thường tìm nhau thông qua bạn bè, đồng nghiệp và bạn xã giao và những hiệp hội kinh doanh có kết nối như là tổ chức bảo hiểm, tổ chức kế toán, …

Một cuộc thăm dò cho thấy rằng 75% những việc kinh doanh mới được khởi xướng và được bảo đảm về tài chính là thông qua nguồn vốn xã hội của họ.

Risk tolerance – Mức độ rủi ro

Những quyết định kinh doanh mang tính chiến lược thường có một mức độ rủi ro nào đó và  thành quả cũng khó định lượng được. Nếu hệ quả của một quyết định và xác suất của hệ quả ko rõ ràng, thì sự thiếu chắc chắn này chính là rủi ro.

Như vậy một doanh nhân có xu hướng thích rủi ro cao hay không? Câu trả lời là không, nhưng cũng không hoàn toàn. Bằng những nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy rằng các doanh nhân và người ko phải doanh nhân không cho thấy sự khác biệt về xu hướng đối với rủi ro. Thay vào đó cách nhìn nhận về rủi ro của họ là khác nhau.

Vì vậy, rủi ro còn tùy thuộc vào cái nhìn của mỗi cá nhân. Rủi ro được hình thành dựa trên đánh giá của mỗi doanh nhân về sự rủi ro, sự thiếu chắc chắn trong việc đưa ra quyết định.

Những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro của các doanh nhân trong quyết định của họ:

Rủi ro cao như thế nào?

Phần thưởng là gì?

Hệ quả là gì?

Quyết định của họ đã xem xét tất cả các yếu tố chưa?

Các cách phát triển hành vi doanh nhân

Nhận thức rõ về tự tin thái quá

Tự tin thái quá phản ánh việc xu hướng của một cá nhân không tự lượng được khả năng, kiến thức và kỹ năng của bản thân. Kết quả của việc này là lạc quan vào tương lai. Trong khi đó tự tin chỉ giúp những doanh nhân đối mặt với nhiều khó khăn của việc bắt đầu quản lý một cơ sở sản xuất hay kinh doanh. Tự tin thái quá giải thích tại sao hầu hết các cơ sở sản xuất đều thất bại.

Nhận thức và suy nghĩ một cách thực tế

Suy nghĩ thực tế là xu hướng nghĩ đến: “Điều gì có thể nếu…; Nếu chỉ có ….; Nếu….nếu….nếu…..”.

(còn nữa)


Biên dịch: Naphasy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan