Đừng chỉ làm những công việc giống người khác

Bạn có giống với những người khác? Nguồn:vaughanmerlyn.com

Dẫu có sử dụng máy móc tối tân mà không bỏ trí tuệ vào thì cũng không thể nâng cao năng lực cạnh tranh

Trên thế giới này, có người đang sử dụng máy móc nhưng cũng có người đang bị máy móc sử dụng.

Vẫn còn đó câu chuyện về một chiếc máy do Mỹ sản xuất ưu việt hơn máy cho Nhật tự sản xuất. Ngày đó Toyota có nhập một chiếc máy rất hiện đại từ một nhà sản xuất của Mỹ. Ngay sau đó người kĩ thuật viên đã hồ hởi báo cáo với ông Ono Taiichi rằng “Chúng ta đã có một chiếc máy tuyệt vời”

Nghe vậy ông Ono mới hỏi lại rằng:

“ Đây có phải là chiếc máy do cậu sáng chế ra không?”
“Không phải, chiếc máy này được nhập từ Mỹ”

“Vậy đây có phải là chiếc duy nhất tại Nhật không?”
“Không phải, chiếc máy này trước đây đã được Nissan mua về”

“Cậu dùng một chiếc máy tốn tiền đưa từ Mỹ về để sản xuất linh kiện, và xuất khẩu ô tô sang thị trường Mỹ. Đã vậy, khi xuất khẩu cậu cũng phải mất tiền vận chuyện sang Mỹ. Vậy theo cậu liệu chúng ta có thể cạnh tranh với giá xe của Mỹ không? Chúng ta không được làm giống cách mà người Mỹ đã làm.”

Cần tạo ra những sự khác biệt (Nguồn: tndmt.huaf.edu.vn)

 

Sau đó, vừa nhìn chiếc máy ông Ono vừa hỏi cậu nhân viên kia.

“Tại sao để vận hành chiếc mày này phải cần tới 3 người?”
“Tại vì, tại Mỹ nó cũng được vận hành với 3 người”

“Nếu tại Mỹ cần tới 3 người thì hãy suy nghĩ chỉ vận hành với 1 người tại Nhật. Nếu sử dụng cùng số lượng người như bên Mỹ thì các anh chỉ có thể nhận lương thấp hơn người Mỹ”.

Người kĩ thuật viên này chính là điển hình cho “mẫu người bị máy móc sử dụng”.

Việc tùy chỉnh chính là để kaizen (cải thiện) máy móc

Những người bị máy móc điều khiển trong phương thức Toyota gọi là “Kĩ sư Catalog”. Những người này thường chỉ tìm Catalog và bản hướng dẫn sử dụng, nếu thấy được thì mua. Sau khi mua về cũng chỉ sử dụng theo hướng dẫn và chế tạo những sản phẩm theo hướng dẫn. Nếu như vậy thì rất khó để có thể cạnh tranh với các công ty khác.

Để chiến thắng trong mọi cuộc chiến thì “việc sử dụng máy móc” là rất quan trọng. Nếu trong bản hướng dẫn ghi cần 3 người để vận hành máy thì hãy thử suy nghĩ xem với 2 hay thậm chí là 1 người liệu có làm được không? Nếu làm được cũng đồng nghĩa với việc đã nâng cao hiệu quả so với các nhà sản xuất khác trong cùng lĩnh vực.

Ông Kiichiro Toyoda – người sáng lập ra công ty sản xuất ô tô Toyota, là mẫu người luôn bỏ tâm tìm kiếm những thiết kế mới nhất cho cả máy móc lẫn cho các tòa nhà. Nếu không có máy móc phù hợp, hãy tận dụng những máy cũ đã từng mua hay từng chế tạo và kaizen một cách triệt để.

Hiện nay, không khó để có thể tìm thấy những chiếc máy hiện đại. Và lứa trẻ hiện nay chỉ thích sử dụng những chiếc máy mà mình đã quen cách sử dụng. Nhưng ở đó, liệu có tồn tại cái gọi là “trí tuệ của bản thân” để phân biệt chúng ta với người khác?

Ông Fujio Cho – Nguyên giám đốc Toyota đã từng nói rằng:

“Không đơn giản chỉ cần mua máy móc, sử dụng con người và vật liệu thì có thể làm được sản phẩm. Mà làm sao để có được những cách làm tốt, những người làm việc cùng hòa mình vào công việc hay những chiếc bánh răng có thể ăn khớp một cách êm ái. Đây chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt.”

Làm sao để các bánh răng có thể ăn khớp với nhau? (Nguồn: hilmckinney.com)

Hãy bỏ công bỏ sức để tùy chỉnh, kaizen công cụ hay máy móc cho hợp với nơi làm, cách làm của chính bản thân mình. Không chỉ là máy móc, việc kaizen triệt để máy tính, phần mềm… cũng rất quan trọng.

Nếu chỉ dùng những chiến máy giống nhau, cùng cách sử dụng như nhau thì không thể có sự khác biệt. Hãy nghĩ ra những cách sử dụng phù hợp với bản thân bằng trí thức của mình là phương châm của phương thức Toyota. Chỉ cần bỏ thêm trí tuệ của con người vào máy móc thì năng lức cạnh tranh cũng từ đó mà tăng lên. Nếu chỉ sử dụng máy móc theo cách mà bao người vẫn làm thì chẳng thể tạo ra một công việc tốt hơn được.


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan