Làm thế nào để phát triển 5 loại tư duy phê phán?

Nguồn: game-changer.net

Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn suy nghĩ và hành động mang đầy tính chiến lược. Họ có thể hiểu và đánh giá tình trạng hiện tại cũng như nhìn thấy những khả năng có thể xảy ra. Khi giải quyết các vấn đề trong ngày, họ hành động với một tầm nhìn rộng hơn và xa hơn so với việc chỉ tập trung vào các công việc ngắn hạn. Họ cũng có thể tập hợp thông tin và đưa ra quyết định một cách kịp thời.Hầu hết các nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược biết làm thể nào để cân bằng giữa việc nhìn nhận đánh giá và các tiếp cận công việc giữa các ngày để hành động một cách hiệu quả. Họ có thể phỏng đoán các phương hướng trong tương lai để từ đó đưa ra quyết định công ty cần làm gì, hướng đến đâu và sẽ trở thành thế nào khi đạt được điều đó. Các nhà lãnh đạo này còn có thể đảm bảo những điều này dựa trên nền tảng là hoàn thành các công việc hàng ngày.Những nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược này thường có 5 kiểu suy nghĩ khác nhau. Biết khi nào và làm thế nào để sử dụng mỗi một kiểu tư duy là một dấu ấn của những nhà lãnh đạo vĩ đại.

1. Tư duy phê phán: là quá trình tư duy phân tích tình huống cụ thể bằng cách thu thập thông tin từ những nguồn lực có thể, và sau đó đánh giá đánh giá cả các khía cạnh hữu hình và vô hình, cũng như những tác động của các hoạt động trong suốt quá trình.

2. Tư duy hành động: là khả năng tổ chức các ý tưởng và kế hoạch để có thể đạt được hiệu quả khi thực hiện.

3. Suy nghĩ tổng quát: bao hàm khả năng tìm kiếm các kết nối hoặc các kiểu mẫu giữa những ý tưởng trừu tượng và sau đó ráp chúng lại với nhau để có một bức tranh hoàn chỉnh.

4. Tư duy sáng tạo: tạo ra những ý tưởng mới hoặc cách thức mới để tiếp cận vấn đề và biến nó thành cơ hội.

5. Tư duy trực quan: là khả năng nhìn thấy những gì bạn cảm nhận hoặc kỳ vọng là đúng, mà không cần có kiến thức hoặc bằng chứng. Nó là yếu tố cần để đưa ra quyết định cuối cùng.

Cho đến gần đây, hầu hết các nhà lãnh đạo có lối tư duy phê phán và hành động. Tuy nhiên, trong thế giới siêu tốc hiện nay, lối tư duy tổng quát, sáng tạo và trực quan đã trở nên ngày càng quan trọng, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp mà thay đổi liên tục đóng một vai trò quyết định.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn cần phải thu thập và phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định, và thực hiện tốt. Nhưng giờ đây họ phải xử lý một lượng lớn dữ liệu từ một nguồn đa dạng hơn. Họ phải đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Và họ phải làm điều đó khi biết rằng tất cả mọi thứ có thể thay đổi chỉ sau một đêm.

Trong một môi trường như vậy, khả năng suy nghĩ về các điều có thể xảy ra, xem xét các mẫu và các kết nối với mà những người khác không nhận ra, và nhìn vào cùng một dữ liệu theo những cách mới và khác nhau sẽ cho thấy một lợi thế cạnh tranh kinh ngạc.

Một số lãnh đạo dường như có những kỹ năng tư duy trực quan bẩm sinh nhưng vì hầu hết chúng ta lại không có năng khiếu đó một cách tự nhiên. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tự phát triển các kỹ năng lãnh đạo cần thiết.
• Hãy dành thời gian để nhìn xung quanh. Đọc các trang web kinh doanh và đọc các ấn phẩm liên quan đến học cách tổ chức khác đã triển khai các chiến lược khác nhau để tăng lợi thế cạnh tranh của mình.

• Hãy sẵn sàng để thay đổi hướng và theo đuổi những mục tiêu mới khi phát hiện cơ hội. Hãy suy nghĩ về những mục tiêu sẽ giữ cho bạn trên con đường đó và từ đó bạn phải suy nghĩ liệu có nên hay không khi bạn thay đổi kế hoạch. Hãy xem xét đến các trường hợp xấu nhất.

• Khi các vấn đề phát sinh, không giải quyết vấn đề bằng việc chắp vá nhanh chóng. Thay vào đó, cẩn thận xem xét các vấn đề và dành thời gian để phân tích tất cả các giải pháp có thể. Tạo một danh sách kiểm tra cho chính mình để kích thích lối tư duy về hậu quả và khả năng có thể xảy ra về lâu dài.

• Giúp thành viên trong nhóm cảm thấy rằng họ là một phần của một nhiệm vụ chiến lược bằng cách thảo luận với họ thường xuyên và động viên, tác động đến họ càng nhiều càng tốt.

• Tạm dừng và nhìn nhận tình trạng của bạn từ các góc nhìn – của một nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, vv…

• Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp của bạn. Tạo một hồ sơ chi tiết của mỗi một đối thủ và chia sẻ nó với nhóm của bạn. Không ngừng tìm kiếm dữ liệu chứ không phải dựa trên những thông tin mang tính giai thoại.

• Học lối tư duy “nếu-thì”. Ví dụ, “Nếu chúng ta làm được điều này, đối thủ cạnh tranh của chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Khách hàng của chúng ta sẽ nghĩ gì? Tác động nào sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng ta? Điều gì xảy ra nếu có một khía cạnh nào đó không được xem xét? ”

Giúp thành viên trong nhóm cảm thấy họ là một phần của một nhiệm vụ chiến lược (Nguồn: shinevent.vn)

• Mở rộng các nguồn dữ liệu của bạn, bao gồm cả các lĩnh vực hoàn toàn nằm ngoài kinh doanh hoặc ngành công nghiệp của bạn. Phân tích những ngành công nghiệp khác để xem những gì họ đang làm tốt và làm thế nào để ứng dụng nó vào doanh nghiệp của bạn.

Trên tất cả, hãy xây dựng các thói quen và kích thích tâm trí của bạn bằng cách không suy nghĩ về hoạt động kinh doanh. Hàng ngày, hãy rời văn phòng và đi dạo. Tách rời bạn với công việc và chỉ cần đắm mình trong âm thanh, hương thơm và khung cảnh của thiên nhiên. Hãy để tâm trí của bạn đi lang thang, và cho phép bản thân sự thảnh thơi và ngày mộng mơ. Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn có thể làm bằng lối tư duy phê phán và hành động theo thời gian.


Biên dịch: Naphasy
Theo Forbes

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan