Dựa theo nghiên cứu thị trường của hãng IDTechEx, thị phần dành cho các sản phẩm từ máy in 3D trong ngành y tế và nha khoa sẽ tăng trưởng từ 141 triệu đô la lên đến 86 triệu đô la vào năm 2025.
Nếu nhìn vào những thành tựu đột phá trong quy trình sản xuất sản phẩm y học gần đây, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được lý do tại sao. Công nghệ phẫu thuật mới nhất hiện nay cho thấy tiềm năng vô hạn của máy in 3D đang nằm trong tay các bác sĩ tại bệnh viện đại học Bắc Kinh đệ tam, những người đã thay thế thành công đốt xương cổ bị ung thư của một cậu bé 12 tuổi với một sản phẩm cấy ghép đặc chế.
Minghao(tên bệnh nhân đã được thay thế) vẫn còn thấy khoẻ khi đi đá bóng với bạn bè. Nhưng sáng hôm sau khi tỉnh dậy thì em lại cảm thấy đau và cứng nhắc ở cổ, một dấu hiệu không bình thường. Một tháng sau sự cố này, toàn thân em bị tê liệt và thậm chí còn cần chuyên gia về xương đến đặc chẩn. Kết luận của bác sĩ là em có một khối u ác tính tại đốt xương cổ thứ hai.
Sau hai tháng nằm trong khu đặc trị tại bệnh viện Đại Học Bắc Kinh Đệ Tam thì em cũng chỉ có thể đi lại được vài phút một lần. Lúc đó, bác sĩ đã đề nghị cuộc phẫu thuật sử dụng sản phẩm in 3D đầu tiên trên thế giới.
Một cuộc phẫu thuật 5 tiếng đồng hồ đã diễn ra, bác sĩ cẩn thận cắt bỏ khối u từ em sau đó gắn mảnh in 3D vào giữa đốt sống thứ nhất và thứ ba, quy trình này còn bao gồm cả việc dọn đường cho dây thần kinh, động mạch, xử lý mô xương ung thư và cuối cùng là vít mảnh ghép đốt xương nhân tạo bằng ốc titan. Theo ý kiến của bác sĩ thì cấy ghép sản phẩm in 3D là một cuộc đột phá so với cách làm hiện tại, giúp cho thời gian hồi phục của nạn nhân nhanh hơn rất nhiều.
“Nếu sử dụng công nghệ hiện nay, đầu của bệnh nhân cần phải cố định bằng khung sau phẫu thuật nên kể cả khi ngủ cũng không được chạm đầu vào gối trong vòng 3 tháng, nhưng với công nghệ in 3D, chúng tôi có thể tạo ra hình dáng của đốt xương cổ một cách chính xác và bền hơn cách truyền thống rất nhiều”, ông Liu Zhongjun, giám đốc khoa xương của bệnh viện Đại Học Bắc Kinh Đệ Tam, cho biết.
Lợi thế của công nghệ in 3D là cho phép khả năng đặc trưng hoá phần cấy ghép, giúp tạo nên sản phẩm hoàn toàn khớp 100% với cấu trúc cơ thể đặc trưng của từng bệnh nhân. Một số ví dụ gần đây của công nghệ này trong y học bao gồm cấy ghép xương sọ, xương hàm,… cũng như thiết kế miếng ngậm khi ngủ cho những người có tật ngáy.
Về phần em Minghao thì hiện vẫn chưa thể nói mà phải dùng bảng trắng để giao tiếp, nhưng tình trạng sức khoẻ của em vẫn tốt và đang hồi phục đúng như dự liệu.
Nguồn:Gizmag
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy