Con đường đi đến một doanh nghiệp (business) riêng cho bản thân bạn lúc nào cũng đầy rẫy chông gai thử thách ẩn nấp ở xung quanh. Chỉ cần một bước đi sai, một người đồng hành không hợp lý hay một hợp đồng bất cẩn, mọi thứ có thể vỡ tan ngay trước mắt bạn. Vì vậy, nếu bạn đang dồn hết tất cả cho doanh nghiệp của mình, bạn nên chú ý đến năm sai lầm thường gặp mà tôi sẽ liệt kê ở dưới đây. Tất nhiên, cả phương pháp làm thế nào để tránh những sai lầm đó nữa nhé.
1. Lựa chọn sai người đồng hành
Hãy thử nghĩ xem, còn có điều gì thú vị hơn việc khởi nghiệp cùng những người bạn thân của mình nhỉ. Nhưng hãy coi chừng nhé, càng là bạn thân, bạn càng phải chú ý kỹ hơn về khả năng của họ. Họ có thể chia sẻ cùng hoài bão, niềm đam mê về ý tưởng của bạn, nhưng nếu họ không biết phải vận hành một doanh nghiệp thế nào hoặc thường xuyên không kiểm soát được chi tiêu của bản thân, thì bạn đừng nên đầu tư vốn và thời gian với họ làm gì. Ngược lại, nếu bạn tìm thấy một đồng nghiệp tiềm năng với tất cả những kỹ năng kinh doanh cân thiết (cả về “thế giới ngầm” nữa) nhưng bạn lại không thể cảm thấy hòa hợp với người đó. Bạn cũng đừng nên đồng hành với những người như vậy làm gì, vì sự đối nghịch sẽ chẳng làm cho việc kinh doanh của bạn có bứt phá gì cả. Nói chung thì bạn nên tìm một người mà có đủ cả hai yếu tố: kỹ năng và cá tính hòa hợp.
2. Không giữ được tầm nhìn về thị trường
Có một quy luật đó là, thị trường của bạn càng lớn thì việc bán hàng của bạn càng dễ dàng (quy luật về sự cân bằng). Dù vậy, nếu bạn cố gắng thỏa mãn tất cả mọi người, bạn sẽ mất tất cả mọi người. Nếu một sản phẩm quá chung chung mà bạn không thể chốt được là sẽ bán cho ai, thì bạn cũng chả biết phải bám vào đối tượng khách hàng nào khi có vấn đề. Thêm vào đó, phân phối sản phẩm cho cộng đồng chung chung cũng làm mất tính cá nhân, đặc sắc của sản phẩm. Hãy biết rõ khách hàng của mình để đạt được thành công tối ưu nhất.
3. Không biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý
Nếu bạn cạn tiền tại bất kỳ thời điểm nào khi đang khởi nghiệp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy một tương lai tài chính tối tăm, hay những người chủ doanh nghiệp “thành công” sẽ gặp vấn đề ngay ngày đầu tiên khi họ tìm cách để đồng tiền của mình nảy nở. Họ sẽ nhận ra rằng bạn sẽ luôn cần phải có một vài “tấm đệm tài chính” để cho an toàn, bởi vì những tình huống khẩn cấp thường đến vào những khi chẳng ai ngờ đến. Nếu khi đó bạn không có bất cứ cái gì, hay ai đó để níu kéo? Sự lựa chọn duy nhất bạn có thể làm đó là đóng cửa.
4. Không giữ quan hệ với khách hàng
Nếu bạn không thu thập phản hồi từ khách hàng, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của khởi nghiệp, bạn sẽ chẳng biết là cái nào có hiệu quả, cái nào không. Nếu doanh số bán hàng đang chúc đầu xuống đất và bạn chẳng biết tại sao, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian (trong quỹ thời gian vốn đã hạn hẹp) để thay đổi tình hình. Việc thu thập phải hồi giống như bạn đo nhịp đập của doanh nghiệp, bạn sẽ biết chính xác mình cần phải thay đổi ở đâu để có một doanh nghiệp tốt hơn.
5. Để cho cảm xúc chen vào công việc
Cảm xúc, đương nhiên là yếu tố thúc đẩy trong việc kinh doanh của bạn, cũng như sự đam mê mà bạn dành cho một ý tưởng hay một giải pháp (cơ sở để bạn bắt đầu từ những ngày đầu tiên). Nhưng nếu bạn quá bị chìm đắm vào những gì mình đang làm, bạn sẽ tạo ra sơ hở, và dường như bị bịt mắt trước những điều bạn cần làm để đẩy mạnh thành công, hay trước những quyết định, khi cần loại bỏ một ý tưởng nào đó để theo đuổi một tương lai bền vững hơn.
Tác giả: Murray Newlands,
Biên dịch: Trungmaster, theo Inc.