Cơ thể chúng ta là một thể thống nhất, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau. Nói cách khác là hoạt động theo nhịp sinh học, hiểu và điều chỉnh được nhịp sinh học ấy sẽ có rất nhiều lợi ích. Đề cập đến vấn đề giấc ngủ, việc có được giấc ngủ có chất lượng không những đem lại hứng khởi trong công việc mà còn nâng cao khả năng phán đoán.
Trong nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể người hạ thấp nhất vào lúc 4 giờ sáng, khi đó nó sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ. Con người thường đưa ra các phán đoán hay hành động không hợp lí vào khoảng thời gian này. Có công ty taxi sau khi áp dụng chính sách cho nhân viên nghỉ giải lao vào khoảng thời gian đó họ đã thu được kết quả thật đáng bất ngờ, số vụ tai nạn đã giảm một nửa.
Giống như trên, trong cơ chế thức-ngủ, để giữ cho não có thể làm việc được bình thường sau khi thức dậy sau khoảng thời gian 8 tiếng và sau 22 tiếng, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Sau bữa ăn trưa chúng ta có cảm giác buồn ngủ không phải vì ăn no mà là do có cơ chế khiến não muốn được nghỉ ngơi. Trước khi chính thức cảm thấy buồn ngủ, sau khi thức dậy khoảng 6 tiếng chúng ta nên chợp mắt chỉ 5 phút . Điều này giúp giảm các tiết tố gây buồn ngủ tồn lại trong khi chúng ta đang thức, nhờ thế nó sẽ đánh thức bộ não và giúp bạn có một buổi chiều làm việc thật sảng khoái.
Thêm một ví dụ nữa, đó là một nhà sản xuất nhờ biết cách sắp xếp thời gian ngủ của nhân viên mà tăng năng suất sản xuất lên tới 12%. Giấc ngủ không chỉ có quan hệ với công việc mà còn có thể quan hệ mật thiết tới phương án dự phòng và chăm sóc các bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt. Nếu nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc ngủ đúng phương pháp, thì bản thân họ sẽ tự giác điều chỉnh giấc ngủ, đó có phải là điều lí tưởng nhất phải không các bạn?
Thực tế cho thấy, con người ngoài 55 tuổi sẽ có khuynh hướng khó ngủ, dậy quá sớm gây nên rối loạn giấc ngủ. Tại sao thế? Vì thông tin bộ não cần xử lý sẽ giảm giảm đi, do đó giấc ngủ trở nên không cần thiết. Tuy nhiên, khó ngủ khiến con người cả thấy bất an, họ muốn đi ngủ sớm và cố gắng ngủ thật nhiều. Nhưng điều này lại mang đến những hiệu quả ngược lại đối với cơ thể. Bởi vấn đề không phải là thời gian ngủa mà là việc điều chỉnh sao cho có được giấc ngủ có chất lượng.
Đối với những người thuộc lứa tuổi này (ngoài 55), những người đang có những lo lắng về giấc ngủ, tôi muốn gửi tới họ 3 nguyên tắc.
Thứ nhất: Không ngủ vào buổi chiều và trước khi ăn tối.
Có nhiều người ngủ vào buổi chiều để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, nhưng như vậy sẽ khiến cơ thể khó ngủ ngon về đêm và tất nhiên sẽ không làm tiêu tan được mệt nhọc.
Thứ hai: Nếu tỉnh giấc trong đêm thì không nhìn đồng hồ.
Tưởng như vô hại, nhưng chẳng may nếu có thói quen trở mình xem đồng hồ lúc 2 giờ đêm sẽ làm cho não bộ nhận thức và chuẩn bị cho việc dậy vào lúc 2 giờ thay vì tạo nhịp sinh học dậy vào buổi sáng. Trong thời gian thực tập của các công ty, tôi đã có nhiều cơ hội trò chuyện với các nhà kinh doanh về vấn đề đó, và có không ít người xem đồng hồ lúc tỉnh giấc.
Thứ ba: Không ở trên giường trừ khi ngủ.
Tại sao vậy? Có những hôm tuy tâm trạng mà bạn nghĩ “Thôi, hôm nay đi ngủ sớm cho khỏe” nhưng thật không may là nằm mãi mà không thể ngủ được, cứ suy nghĩ chuyện này chuyện kia. Kết quả, sau một thời gian não bộ sẽ nhận thức rằng “ giường là nơi để suy nghĩ” , vì thế sau này bạn dễ mắc bệnh khó ngủ. Khi không ngủ được thì hãy rời khỏi giường một lát các bạn nhé.
Điều chỉnh sao cho giấc ngủ đi vào khuôn khổ là bước đầu tiên để có bộ não minh mẫn và để có thể bắt tay vào công việc có hiệu quả. Trước đó, không phải là bộ não mà phải ưu tiên cơ thể, ngủ mấy giờ và ngủ trong điề kiện nào, tức phải bắt đầu bằng cách suy nghĩ theo thời gian y học. Từ giờ trở đi, có lẽ cách suy nghĩ về “thời gian y học” sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng như một biện pháp quản lí nhân sự một cách hữu hiệu.
Theo Nikkei Top Leader Monthly
Biên dịch Trần Xuân Quyết – Đại học kỹ thuật Nagaoka