Những điểm cần lưu ý khi giải quyết vấn đề thường gặp trong quá trình xây dựng hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu

Để tiến hành hiệu quả hoạt động giảm thiểu phế phẩm, chúng ta nên tổng hợp các vấn đề theo hệ thống và có tuần tự. Trước đó, làm sao để biết doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề gì? Bảng tổng hợp các vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề ở bài trước sẽ cho người quản lý một cái nhìn tổng quát về các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải trước khi đưa ra các biện pháp kaizen.

  1. Xác định rõ phương châm

Việc vừa nắm mục tiêu và kế hoạch dài hạn vừa đưa ra kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn là rất quan trọng. Hơn thế, việc này phải được thực hiện thường xuyên, hài hòa trong tất cả các bộ phận, tổ, đội trong doanh nghiệp. Hoạt động này cũng góp phần làm tăng tính đích xác của tầm nhìn của doanh nghiệp.

Thêm vào đó đối với mỗi doanh nghiệp, việc đảm bảo lợi nhuận là “nhiệm vụ sống còn” nên tất cả các hoạt động hay sách lược đều không được rời xa kế hoạch về lợi nhuận.

  1. Xây dựng tổ chức, bộ máy

Nên xác lập rõ ràng hệ thống quản lý chất lượng và làm minh bạch trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cho từng cá nhân. Việc chia nhỏ và đầy đủ các mục trong bảng quản lý chất lượng tại các công đoạn sản xuất cũng rất quan trọng. Việc này nên được thực hiện tại từng bộ phận riêng biệt và bởi chính các thành viên của bộ phận đó. Ngoài việc lấy thể chế trong doanh nghiệp làm trung tâm thì nên tổ chức các nhóm quản lý chất lượng hay các nhóm dự án để bổ xung cho thể chế hiện tại.

  1. Thảo luận kỹ lưỡng kế hoạch giảm thiểu phế phẩm và đề xuất kế hoạch cụ thể

Việc thảo luận kế hoạch giảm thiểu phế phẩm phải được thực hiện dựa trên cở sở nắm bắt hiện trạng tại nơi sản xuất. Cùng với nó là những ví dụ cụ thể và một bản kế hoạch để có thể thực hiện được gấp đôi mục tiêu đề ra.

  1. Thực thi nghiêm túc việc đảm bảo chất lượng tại mỗi công đoạn trong gia đoạn nghiên cứu, thiết kế, và chuẩn bị sản xuất

Trong giới hạn có thể nên áp dụng những kinh nghiệm có sẵn trong quá khứ vào quản lý. Nếu có thể đưa ra được đối sách phòng ngừa trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế và chuẩn bị sản xuất thì doanh nghiệp có thể giảm được 80% vấn đề sẽ xảy ra. Chính vì thế nên chú trọng đến việc triệt để quản lý trước sản xuất.

  1. Tạo chất lượng trong từng công đoạn sản xuất

Cần thiết phải thảo luận rõ ràng các mục trong bảng quản lý chất lượng, thực hiện triệt để việc cho những sản phẩm kếm chất lượng đi qua công đoạn của mình để hướng tới xây dựng một hệ thống không sản xuất phế phẩm. Hơn thế nữa cần thiết du nhập phương thức quản lý nâng cao kĩ năng, quản lý triệt để vấn đề phát sinh, Kaizen và tiêu chuẩn hóa các công đoạn và công việc, phòng ngừa trước các vấn đề, tự dộng hóa, Mieruka (quản lý bằng mắt) vào hệ thống sản xuất.

  1. Tiến hành kaizen tại từng công đoạn

Phải phòng ngừa trước hay phòng ngừa tái phát sinh vấn đề phát sinh hay phàn nàn từ khách hàng. Để làm được điều này, khi xảy ra sự cố nên đến ngay hiện trường, quan sát trực tiếp sự thực việc thực và nắm bắt thực trạng. Cùng với nó là việc thực thi giáo dục các phương pháp để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho toàn bộ nhân viêc trong doanh nghiệp.

  1. Đánh giá kết quả và xây dựng hoạt động

Cần nắm bắt chính xác các thông tin về hoạt động quản lý chất lượng. Đồng thời tổ chức hiệu quả các hội nghị, buổi thảo luận về vấn đề này và đi kèm với nó là chế độ khen thưởng thích đáng nếu cần thiết cho các cá nhân xuất sắc.


Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Những điểm cần lưu ý khi giải quyết vấn đề thường gặp trong quá trình xây dựng hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu”

  1. Linh

    Đây là cách làm phổ biến của các doanh nghiệp Nhật bạn à.

  2. chi

    có thể cho e hỏi doanh nghiệp hay công ty nào đã làm được quá trình này k ạ

Comments are closed.