4 nguyên tắc đưa Toyota dẫn đầu thế giới (phần 2)

Từ một nước bại trận trong chiến tranh, Nhật Bản đã đứng dậy và phát triển một cách mạnh mẽ. Điều gì đã làm Nhật Bản nói chung hay Toyota nói riêng, vươn mình để trở thành một nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

3. Giá trị được quyết định bởi khách hàng

“Giá trị được quyết định bởi khách hàng” “nếu muốn mang về lợi nhuận, hãy cố gắng giảm chi phí. Chi phí trong sản xuất chính là yếu tố lấy đi lợi nhuận của bạn”. Đây là một trong những phương châm đang được thực hiện trong các hoạt động hiện tại của Toyota.

Trong cuộc chiến giá cả của Toyota với các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài như Ford hay Chevrolet, việc thiết lập một giá bán cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Ông Shoichiro Toyoda (Giám đốc thế hệ thứ 3 của Toyota) đã từng nói: “ Không phải là chi phí, yếu tố giúp giảm chi phí mới quan trọng với các nhà sản xuất.”

Trong nguyên tắc kinh doanh của ông Kiichiro Toyoda (Giám đốc thế hệ thứ 2 của Toyota) giá cả không bao giờ được đặt lên hàng đầu, mà mong muốn của khách hàng mới là thứ ông luôn hướng tới, “lắng nghe tiếng nói khách hàng” và “tiếp cận thị trường”.

Còn ông Eiji Toyoda (Giám đốc thế hệ thứ 5 của Toyota) thì cho rằng “sản xuất là nguồn gốc của giá trị và văn minh”. “Đừng sợ hãi và hãy làm thử những cái mới” chính là tinh thần dám thử mà ông luôn mang bên mình.

Trong thực tế có 2 phương hướng phát triển sản phẩm khá rõ ràng: product out và maketing. Những doanh nghiệp phát triển sản phẩm theo hướng product out thường ưu tiên năng lực kĩ thuật của mình hơn là phát triển sản phẩm hướng tới nhu cầu của thị trường. Còn Toyota đi theo hướng ngược lại “khách hàng là số 1”. Không chỉ với giá cả, khách hàng là người quyết định xem tính năng và đặc tính sản phẩm có tốt không. Không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng tức là người kĩ thuật đang thực hiện những sáng chế không có giá trị.

4. Chế tạo sản phẩm chính là giáo dục con người

Phương châm cuối cùng “ chế tạo sản phẩm cũng chính là giáo dục con người”. Trong sản xuất, sự thành bại được quyết đinh bởi trí tuệ và sự cố gắng của những người phụ trách từng mảng sản xuất trong toàn bộ quá trình từ nghiên cứu phát triển sản phẩm cho đến khi chế tạo và bán ra thị trường. Chính vì thế sẽ không quá lời khi nói rằng sản xuất bắt nguồn từ việc đào tạo con người. Ông Ikebuchi Kosuke người đang làm công tác truyền đạt phương thức sản xuất Toyota tại các công xưởng ngoài nước Nhật đã kể lại rằng:

Trải qua một thời gian dài, điều khiến tôi cảm nhận rõ ràng nhất trong sự thành công của phương thức sản xuất Toyota chính là đào tạo con người. Khi mới bước chân vào nơi này, tôi đã có cơ hội gặp ông Taiichi Ono. Ông Ono là người rất nghiêm khắc với những người đang còn trẻ như tôi nhưng cũng là người rất nhiệt huyết.

Lần đầu tiên khi bắt tay vào thiết kế một dây chuyền băng tải, tôi đã rất bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn. Khi toàn bộ nhân viên trong công xưởng đã về hết tôi vẫn ở lại làm thêm và đã gặp ông. Sau khi mắng mỏ dữ dội tôi về việc làm thêm giờ, ông đã hỏi có phải lần đầu tiên tôi thiết kế băng tải không. Tôi nói phải và ngay lập lức bị ông tống lên xe để đưa vào công xưởng. Hôm đấy là tối thứ 7, công xưởng không một bóng người và máy móc cũng dừng hoạt động. Khi nào tới nơi ông bất ngờ qua lại hỏi tôi “Thế cậu có biết băng tải là cái gì không? Nó hoạt động ra sao?”. Thế rồi ông dẫn tôi đi vòng quanh xưởng trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên do toàn bộ công xưởng đã ngừng hoạt động nên tôi vẫn không hiểu mình đã sai ở đâu trong thiết kế. Nhưng khi thú thực với ông rằng tôi vẫn chưa hiểu ra vấn đề thì tôi chỉ nhận được vẻn vẹn 1 câu “hãy tự suy nghĩ đi”. Vì suy mãi vẫn không giải quyết được, ngày thứ 2 tôi đã quyết định quay lại xưởng xem hoạt động thực tế của máy móc.”

Trong phương thức sản xuất Toyota, trong kĩ thuật sản xuất hay trong thực tế, Toyota luôn rèn luyện cho nhân viên biết cách để tự suy nghĩ và tự giải quyết vấn đề. Và cho đến tận bây giờ ông Ikebuchi Kosuke vẫn luôn nhớ những lời dậy từ ngày mới vào. “Tuy rằng luôn bị mắng mỏ khi làm sai nhưng tôi không khi nào quên được cách mà tôi đã được đào tạo”.

(Hết)


Biên tập: Bùi Linh

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan