Hệ thống khảo sát đáy biển sử dụng phao nổi

saved_quote_image_155694

Ngày 6 tháng 2, phòng nghiên cứu môi trường quốc lập (NIES – Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu hệ thống đo đạc đáy biển giúp khảo sát tốt hơn những vùng biển có sự phân bố thảm cỏ biển và các bãi san hô.

Gần đây, việc quan sát những biến đổi của hệ sinh thái dưới đáy biển như sự hóa thạch của san hô hay sự suy giảm của cỏ biển và sự phục hồi của chúng đang được tiến hành rộng rãi. Từ những quan sát thu được, việc đo đạc chính xác và tiến hành định lượng hóa những biến hóa này đang dần trở nên cấp thiết. Cho tới thời điểm này, những quan sát chi tiết này thường được tiến hành bằng phương pháp lặn khảo sát, và thường bị giới hạn tại các vùng biển rộng. Hơn nữa, hệ thống định vị vệ tinh GPS vẫn chưa sử dụng được dưới nước nên việc xác định chính xác vị trí đối tượng cần đo đạc đang gặp nhiều khó khăn. Do đó. người ta cũng tránh thực hiện khảo sát lập lại. Chính vì vậy, việc nắm bắt số lượng hiện tại cũng như mô phỏng 3 chiều hệ sinh thái san hô và thảm cỏ biển đang gặp nhiều trở ngại, và những thông tin về vị trí sinh sôi định kì hay chu kì biến quá cũng khá nghèo nàn.

Hiện trạng này cho thấy cấp thiết phải phát triển 1 hệ thống để có thể làm rõ bằng định tính sự biến hóa cũng như tiến khảo sát lập lại, tiến hành chụp hình 3 chiều chính xác đáy biển sâu, chụp hình với độ phân giải cao để phân biệt được các quần thể, thu thập thông tin về số lượng tồn tại của sinh vật dưới đáy biển.

zu_1
Khái niệm về hệ thống quan trắc (Nguồn: nies.co.jp)

 

Trong công bố lần này, hệ thống mới được phát triển sẽ tiến hành chụp hình dưới đáy biển bằng máy ghi hình sử dụng trong nước được gắn ở hai phía trái và phải của 1 phao nổi cỡ nhỏ.

Ảnh thực của hệ thống quan trắc
(Nguồn: nies.co.jp)

 

Với việc sử dụng máy ghi hình HD (1920 x 1080), hệ thống này có thể chụp hình với độ phân giải cao cả những vật thể có kích thước nhỏ hơn 1cm tại độ sâu 5m. Hơn nữa, nhờ việc bố trí máy chụp hình ở cả 2 bên mạn phao nên có thể mô phỏng 3 chiều (DSM: Digital Surface Model) đối tượng sau khi số trị hóa hình dạng của chúng.

Ảnh bề mặt dải san hô (Nguồn: ines.co.jp)
zu_5
Ảnh mô phỏng dải san hô (Nguồn: nies.co.jp)

 

Đồng bộ với việc lắp đặt máy ghi hình, chiếc phao nổi này cũng được gắn cảm biến vị trí (gyro) để có thể cung cấp thông tin về vị trí của mình qua hệ thống định vị vệ tinh GPS. Sau khi chụp ảnh và mô phỏng hóa đối tượng, hệ thống lập tức sẽ cung cấp kinh độ và vĩ độ của đối tượng mô phỏng về trung tâm bằng cách sử dụng thông tin được cung cấp bởi cảm biến vị trí. Việc triển khai hệ thống trên phao nổi này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thể đo đạc được cả ở những vùng biển rất cạn mà tránh được nguy cơ mắc kẹt khi dùng thuyền nhỏ.

Những khảo sát về phục hồi dưới đáy biển cạn cho tới thời điểm này,do chưa thể sử dụng định vị GPS để điều tra cụ thể đối tượng nên những nhà nghiên cứu vẫn phải sử dụng phương pháp đánh dấu để xác định vị trí. Nhưng hình ảnh chụp được từ hệ thống này có đính kèm những thông tin về vị trí của đối tượng nên việc khảo sát lập lại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, từ việc nhận được đầy đủ thông tin chiều cao cũng thuận lợi cho những phán đoán về quá trình biến hóa, số lượng tồn tại hay mô phỏng 3 chiều dải san hô và thảm cỏ biển.

Bắt đầu từ hoạt động thăm dò đánh giá hiện trạng tái sinh, hóa thạch của dải san hô hay bãi cỏ biển hiện tại,với hệ thống này người ta hoàn toàn có thể kì vọng vào những hoạt động đánh giá nguồn thủy sản, điều tra đấy hồ hay cửa sông, hoặc kiểm tra cấu trúc dưới nước trong tương lai. Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu cũng đang hi vọng sẽ phát triển thành công hệ thống thăm dò sử dụng thuyền tự hành có lắp đặt hệ thống dẫn đường. Điều này sẽ giúp thực hiện dễ dàng hơn các cuộc điều tra và quan sát.


Người dịch: Bùi Linh
Theo Mynavi


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments