Hạt nano mới, mở ra phương thức chữa trị bệnh mãn tính qua đường thuốc uống

Phần lớn chúng ta thường uống thuốc trước khi dùng đến phương pháp cuối cùng là tiêm. Tuy nhiên các bệnh nhân của các căn bệnh mãn tính, ví dụ như tiểu đường hay ung thư thì lại thường xuyên cần được cung cấp thuốc liên tục vào đường tĩnh mạch. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại Học MIT và Bệnh Viện Brigham and Women’s Hospital (BWH) đã phát triển một loại hạt nano mới- hứa hẹn đem lại một liệu pháp thay thế cho phương pháp tiêm trong một phạm vi rộng các loại bệnh mãn tính.

Những hạt nano này, chứa thuốc hoặc các chuỗi RNA can thiệp ngắn, đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên, nếu được đưa vào người bệnh nhân qua đường miệng, chúng sẽ cần phải đi qua niêm mạc ruột (intestinal lining) để có thể thâm nhập vào huyết quản. Niêm mạc này có một lớp tế bào biểu mô kết hợp với nhau tạo thành một vách ngăn khiến cho hạt nano không thể xâm nhập được. Do đó để phương pháp trị liệu đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta buộc phải sử dụng đến phương pháp tiêm.

Trong quá trình phát triển hạt nano mới, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Omid Farokhzad đã xây dựng hạt nano dựa trên phát hiện từ nghiên cứu trước đó về cách thức trẻ em hấp thụ các kháng thể từ sữa mẹ. Khi đi vào bụng, các kháng thể sẽ tự đính chúng vào một thụ thể ở bề mặt tế bào (cell surface receptor) với tên gọi FcRN. Thụ thể này sẽ giúp chúng trượt qua các vách ngăn và tiến vào trong mạch máu.

Do thụ thể FcRN cũng được tìm thấy trong tế bào ruột của người lớn, khi tiến hành phủ hạt nano bằng protein Fc (một phần của kháng thể có khả năng đính vào thụ thể FcRN) và đưa chúng vào cơ thể chuột thí nghiệm qua đường mineejg, các hạt nano đã có thể đính vào thụ thể FcRN ở niêm mạc ruột. Từ đó mở ra một lối vào mạch máu cho cả hạt nano cũng như những “hàng hóa” mà chúng mang theo (như thuốc chả hạn).

“Điều này mô tả về một hình mẫu rất tổng quát (general concept) mà theo đó chúng ta có thể sử dụng các thụ thể để tạo đường thông cho các hạt nano, vốn có thể chưa khá nhiều thứ”, Rohit Karnik Phó Giáo Sư tại MIT và một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết. “Bất kỳ phân tử nào gặp khó khăn với việc vượt qua vách ngăn đều có thể được chứa vào trong hạt nano để thâm nhập.”

Sử dụng cùng một nguyên lý đó, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thiết kế được các hạt nano thâm nhập được vào các vách ngăn khác nữa, từ đó có thể sử dụng trong một phạm vi rộng hơn, ví dụ như cho bệnh viêm khớp và bệnh cao cholesterol.

Ông Farokhzad cho biết “Nếu bạn có thể thâm nhập được qua niêm mạc ruột thì có thể cũng sẽ thâm nhập được qua niêm mạc phổi, vách ngăn máu não (blood-brain barrier), và có thể cả vách ngăn nhau thai…”

Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên phiên bản trực tuyến của tạp chí Science Translation Medicine.


Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Link luận văn:
E. M. Pridgen, O.C. Farokhzad, et al , “Transepithelial Transport of Fc-Targeted Nanoparticles by the Neonatal Fc Receptor for Oral Delivery”, Sci Transl, Vol. 5, Issue 213, 2013.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan