Hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp anh Takeuchi một trong những diễn giả nổi tiếng về cách sắp xếp đồ đạc. Trước đây anh Takeuchi vốn là một doanh nhân, thu nhập thuộc top cao của Nhật, nhìn từ ngoài có thể khẳng định anh là một người hạnh phúc nhưng vào một ngày nọ anh bị stress nặng và mọi thứ với anh đã “sụp đổ”. Sau khi thôi việc, anh đã quyết định làm diễn giả đi khắp nước Nhật để giới thiệu về cách sắp xếp đồ đạc. Là một người say mê đọc sách và cũng là người hâm mộ những hãng nước hoa nổi tiếng, anh đã có được một núi đồ sưu tập trong nhiều năm. Nhưng anh đã quyết định vứt bỏ 80% những gì mình đang sở hữu. Anh chia sẻ 80% số đồ chúng ta đang sở hữu gần như không được sử dụng, nếu bạn giữ lại 20% những thứ mà bạn thực sự có hứng thú cũng đủ khiến bạn thỏa mãn rồi.
Nói thì dễ nhưng để vứt được đồ, bạn cần phải có dũng khí. Vậy tại sao lại phải bỏ đồ và bỏ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu về những bí kíp này nhé.
Vứt đồ có lợi gì?
1. Bạn có thể trưởng thành hơn
Nếu bạn có thể vứt bỏ những đồ không cần thiết bạn sẽ có chỗ cho những thứ mới. Những thứ mới mẻ sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Việc vứt đồ không trực tiếp giúp bạn trưởng thành mà nó tạo điểu kiện để bạn tiếp cận với những điều mới mẻ.
2. Tăng hứng thú trong công việc
Nếu quanh bạn là một mớ đồ không được dọn dẹp sẽ khiến bạn không thể tập trung vào công việc hiện tại và có thể sẽ làm giảm quyết tâm. Nếu đồ đạc được sắp xếp sẽ giúp bạn xóa bỏ những tạp niệm, tăng hứng thú và sức sáng tạo trong công việc, học tập.
3. Tự tin hơn
Bạn có bao giờ nghĩ rằng “món đồ này không chừng lúc nào đó cần cũng nên” ? đây có thể xem là một trong những biểu hiện điển hình của sự thiếu tự tin. Nói một cách nghiêm khắc, chừng nào còn có những món đồ không cần thiết thì bạn sẽ không có tự tin. Hãy cho mọi người thấy dũng khí của bạn và hãy thử “cảm giác mạnh” khi đưa ra quyết định vứt bỏ những món đồ mà bạn đang nghĩ vào một lúc nào đó sẽ sử dụng.
Vậy vứt những đồ như thế nào ?
Những món đồ sau có thể lọt vào danh sách đen:
+ Đổ hỏng,vỡ, đồ chưa hoàn chỉnh (Ví dụ đôi giầy đã mòn gót, bản kế hoạch còn dang dở của mấy tháng trước…)
+ Những món đồ không sử dụng
+ Những thứ bạn không thích
+ Những thứ đồ bạn cố nhét để lấp đầy không gian.
Và bạn cũng không quên chọn ra cho mình những món đồ mà bạn nên giữ lại nhé. Đó là những món đồ giúp bạn tăng khí thế trong công việc và học tập, những món đồ mà bạn yêu quý, những món đồ bạn đã thường xuyên sử dụng trong hai năm trở lại đây…
Có thực sự 80% những món đồ chúng ta đang sở nên được dọn dẹp hay không?
Không tin bạn hãy thử cách sau xem thế nào nhé.
Bạn có thể thử với món đồ mà hằng ngày bạn bắt buộc phải sử dụng đó chính là quẩn áo.
Bạn hãy chuyển toàn bộ những bộ quần áo mà bạn đang có vào ngăn trái tủ đựng quần áo. Những chiếc nào bạn mặc hãy chuyển sang ngăn bên phải, sau một tháng bạn hãy check xem những bộ nào bạn không sử dụng và có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc về số đồ mà bạn sử dụng đó.
Sách vở hay những món quà không vất cũng không sao?
Việc vứt đồ không có ngoại lệ. Giá trị của những cuốn sách không nằm ở những trang giấy nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có thể biến những kiến thức được ghi chép trong đó thành của mình. Những món quà thực sự không dễ dàng để vứt một chút nào nhưng có để chúng trong hộp cũng không hẳn là cách hay để thể hiện sự biết ơn đối với người tặng. Nếu nội dung cuốn sách và những món quà đã trở thành một phần trong con người bạn, bạn có xử lý chúng cũng không sao. Nhưng bạn cũng hãy chọn cho mình những cách xử lý có ý nghĩa nhé, vì bản thân những món đồ bạn bỏ đi vẫn là những món đồ có giá trị với nhiều người khác.
Bí quyết vứt đồ
Còn nhiều nghi vấn quanh con số 80% và cũng còn nhiều băn khoăn khi đưa ra quyết định vứt đồ nhưng anh Takeuchi sẽ cho chúng ta 4 bí kíp để có thể vứt đồ.
Đầu tiên quyết định ngày vứt. Hãy quyết định ngày bắt tay “xử lý đống đồ” chứ không phải ngày hoàn thành đống đồ đó.
Bắt đầu từ những món đồ mà bạn dễ đưa ra quyết định. Nếu bắt đầu từ những món đồ giá rẻ sẽ giúp bạn ít phải đắn đo hơn những món đồ đắt tiền.
Mặc đồ tươi sáng và bật nhạc có âm điệu mạnh sẽ giúp bạn có được những quyết đoán cần thiết.
Chuẩn bị hộp để phân chia đồ thành những mảng: đồ bỏ đi, đồ tái chế, đồ cần tu sửa, đồ cần chuyển đi chỗ khác.
Người dịch: Nguyễn Sinh Côn
Theo Nikkei Business