Nhân viên chính thức một phần – chính sách lao động mới của Nhật Bản

Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong nước từ nhiều năm qua. Một phần lý do đó là tỷ lệ sinh sản thấp, một phần nữa là vì phần lớn phụ nữ sau khi lập gia đình thường dành hết thời gian cho gia đình, từ bỏ công việc cũ. Trong những năm gần đây, có một chính sách mới của Nhật Bản đang giúp cho đất nước này chống lại tình trạng thiếu lao động một cách hiệu quả. Hôm nay, VietFuji sẽ giới thiệu cho các bạn chính sách này của Nhật Bản.

Một hình thức tuyển dụng mới 

Thông thường, chỉ có hai hình thức tuyển dụng lao động chính thức tồn tại tại Nhật Bản. Đó là “lao động chính thức” và “lao động không chính thức“. Tuy nhiên, theo chính sách kinh tế Abenomics do  Thủ Tướng Nhật Abe đưa ra, việc tạo ra một hình thái tuyển dụng mới, sẽ giúp cho nền kinh tế của Nhật Bản phục hồi. Đó chính là hình thức “nhân viên chính thức một phần“.

Theo như chính sách Abenomics, nhân viên chính thức một phần không có quy định về kỳ hạn lao động trong hợp đồng. Nếu nhân viên “lao động không chính thức” thông thường sẽ phải làm mới hợp đồng khi hợp đồng cũ kết thúc sau thời gian được quy định (có thể là nửa năm, một năm). Ngoài ra, nhân viên chính thức một phần có được bảo hiểm xã hội. Như vậy, hình thức tuyển dụng mới này sẽ làm cho người lao động an tâm hơn.

Ngoài ra, nếu là nhân viên chính thức, tuy sẽ nhận được mức lương cao hơn nhân viên “chính thức một phần”, nhưng họ sẽ bắt buộc phải chấp nhận đi công tác thường xuyên, làm thêm tùy tính chất công việc. Nếu là “nhân viên chính thức một phần”, họ sẽ có thể quy định “nơi làm việc, thời gian làm việc” theo nguyện vọng bản thân tuy lương có thể sẽ chỉ còn 85% so với lương cũ. 

Hiện tại, hình thức tuyển dụng mới này được các ngân hàng, các công ty bán lẻ và được một nửa số doanh nghiệp cỡ lớn của Nhật Bản áp dụng.

So sánh giữa 3 hình thức lao động. Nguồn: Nikkei.
So sánh giữa 3 hình thức lao động. Nguồn: Nikkei.

 

Lợi ích và bất lợi đối với các bên

Đối với những nhân viên lao động không chính thức, việc có thêm hình thức lao động mới giúp họ có thêm hy vọng có một cuộc sống ổn định hơn nhờ việc có các chế độ bảo hiểm xã hội kèm theo, mức lương cũng cao hơn. Hơn nữa, mức độ câu thúc trong công việc của nhân viên “chính thức một phần” so với “nhân viên chính thức (toàn phần)” cũng ít hơn. Họ có thể quy định nơi làm việc của bản thân trong hợp đồng, từ đó không cần thiết phải đi công tác xa nhà trong thời gian dài, Tuy nhiên, việc trở thành nhân viên “chính thức một phần” khiến nguy cơ họ bị sa thải khi người thuê không còn tiếp tục công việc đó nữa cao hơn nhiều. Nếu là nhân viên chính thức, người thuê lao động thông thường sẽ phải chuyển công tác cho người lao động chứ không sa thải cho dù công việc đó có không còn đi chăng nữa. Điều này ngược lại, là một lợi ích dành cho doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động, họ có khả năng sa thải nhân viên dễ dàng hơn nếu không còn việc làm.

So sánh so với các hình thức lao động truyền thống nhìn từ các bên. Nguồn: Nikkei.
So sánh so với các hình thức lao động truyền thống nhìn từ các bên. Nguồn: Nikkei.

 

Chính phủ Nhật thì cho rằng, việc có thêm hình thức tuyển dụng mới này, giúp những người phụ nữ đã nghỉ việc sau khi sinh con có thể tìm lại được việc làm và phát huy được năng lực của bản thân trong công việc, trong khi vẫn giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tuy nhiên, đối với hình thức lao động mới này, vẫn còn rất nhiều nghị luận xoay quanh việc có hình thức lao động mới sẽ chỉ mang lại bất lợi cho người lao động, vì những lợi ích của nó mang lại còn quá ít, so với một thực tế là những công việc mà người lao động làm sẽ nặng nề hơn.

 


Nguyễn Xuân Truyền

Tổng hợp từ Nikkei, Yahoo Japan.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Nhân viên chính thức một phần – chính sách lao động mới của Nhật Bản”

  1. xuantruyen

    Từ “bán” có nghĩa là một nửa, nghe nó hơi định lượng. Thay cũng đk, nhưng anh thích dùng từ 1 phần hơn =))

  2. Nguyen Van Bach

    “nhân viên chính thức một phần” có thể dùng từ “nhân viên bán chính thức” được ko ạ?

Comments are closed.