Lịch sử quản trị (P 2/3)

bài trước chúng tôi đã đề cập về các lý thuyết cổ điển về quản trị, bài viết tiếp theo chúng tôi xin trình bày về lý thuyết hệ thống và định lượng về quản trị ,và lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị.

B. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị còn gọi là lý thuyết hành vi, là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của những yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 80 của thế kỉ XX. Trường phái này có các tác giả chủ yếu: Robert Owen (1771-1858), Hugo Munsterberg (1863-1916), Mary Parker Follett (1868-1933), Abraham Maslow (1908-1970), Douglas Ms Gregor (1906-1964), Elto Mayo (1880-1949).

Nhìn chung, tư tưởng chính của nhóm tâm lý xã hội:

– Doanh nghiệp là môt hệ thống xã hội

– Khi động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn phải quan tâm đến nhu cầu xã hội

– Tập thể ảnh hưởng trên tác phong cá nhân (tinh thần, thái độ, kết quả lao động…)

– Lãnh đạo không chỉ là quyền hành do tổ chức, mà còn do các yếu tố tâm lý xã hội của tổ chức chi phối

Tuy vậy nó cũng còn một số hạn chế:

– Quá khứ chú ý đến yếu tố xã hội –  khái niệm “con người xã hội” chỉ còn có thể bổ sung cho khái niệm “con người kinh tế” chứ không phải thay thế

– Lý thuyết này coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan tâm đến yếu tố ngoại lai

 C.  Lý thuyết hệ thống và định lượng về quản trị

Lý thuyết này bắt đầu từ thế chiến II, còn có nhiều tên khác nhau: lý thuyết hệ thống (system theory), lý thuyết định lượng về quản trị (quantitative management), lý thuyết khoa học quản trị (management science). Tất cả những tên gọi đó đều nhằm biểu đạt ý nghĩa nhận thức: “Quản trị là quyết định (management is decision making)”.

Management is decision making
Management is decision making

Đặc tính của trường phái này:

– Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản trị

– Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề

– Sử dụng các mô hình toán học

– Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác suất thống kê

– Chú ý các yếu tố kinh tế – kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội

– Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ

– Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín

Tóm lại, trường phái này có những đóng góp nhất định:

– Định lượng là sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trị một cách khoa học)

– Trường phái này thâm nhập vào hầu hết mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Ngày nay, khoa học quản trị,quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thong tin rất quan trọng cho các tổ chức lớn và hiện đại.

Hạn chế của trường phái này là:

– Ít chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị

– Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểum cần phải có những chuyên gia giỏi, do đó việc phổ biến còn hạn chế.

<còn tiếp>


Bài báo do độc giả  Trịnh Thảo Phương từ Việt Nam đóng góp

Tài liệu tham khảo: Quản trị học: Nguyễn Liên Diệp, Phan Thăng. Quản trị nhân sự: Nguyễn Thanh Hội


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Lịch sử quản trị (P 2/3)”

  1. […] theo chuỗi bài viết về lịch sử quản trị, bài viết cuối cùng của chuyên đề này chúng tôi xin trình bày về […]

Comments are closed.