Các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản hướng tới Việt Nam (Phần cuối)

Phần 3: Những việc làm cần thiết trước khi đầu tư vào Việt Nam

Ông Okuho Hideo: Điều tra, nghiên cứu tính khả thi là điều cần thiết trước khi mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Nếu chỉ mở rộng đầu tư một cách đơn giản thì sẽ không thành công như ý muốn. Trường hợp các xí nghiệp vừa và nhỏ không có sự kiểm tra kỹ lưỡng mà đã quyết định thực hiện theo yêu cầu của nhà kinh doanh cũng đã được thấy nhiều trong quá khứ. Những trường hợp như vậy chắc chắn sẽ sớm phải rút lui. Lý do của việc rút lui này là do các xí nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc phát triến, bảo đảm lợi ích cho cả khách hàng và người bán hàng. Đặc biệt, việc bảo đảm quyền lợi cho khách hàng không phải là điều dễ dàng.

Điều căn bản là trước khi tiến hành mở rộng thị trường sang nước nào cũng cần thiết phải có nghiên cứu về tính khả thi. Cùng với việc học chính trị và những quy tắc pháp luật của nước đó, mỗi người cần phải điều tra nghiên cứu xu hướng thị trường liên quan tới chuyên môn kỹ thuật của mình như thế nào, có tiềm năng phát triển hay không, môi trường cạnh tranh ra sao. Tất nhiên, nếu tiến hành những nghiên cứu đó một cách đại khái thì chẳng có ý nghĩa gì cả nhưng hơn hết, nếu đã xác định mở rộng thị trường thì ít nhất nên có sự điều tra nghiên cứu từ trước.

Tuy nhiên, mặc dù nói đơn giản là nghiên cứu khả thi nhưng lại tốn khá nhiều chi phí cho nó. Đây là một gánh nặng cho các xí nghiệp vừa và nhỏ nên cần được cân nhắc kỹ càng.

Đúng như những gì được nêu ra. Quả thật, vấn đề này cần thiết có chế độ hỗ trợ  từ các quốc gia. Hiện tại, một số chế độ hỗ trợ cũng đang được thực hiện. Ví dụ, tại cơ quan bảo dưỡng cơ sở hạ tầng các xí nghiệp vừa và nhỏ, chế độ hỗ trợ cho công tác điều tra nghiên cứu về tính khả thi của các xí nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập và thực hiện huy động vốn vào tháng trước. Ngoài ra, tại cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) cũng đang thành lập các chế độ tương tự. Vì mỗi chế độ đều bảo đảm dự toán vài chục triệu yên, nên cần biết tận dụng những chế độ hỗ trợ nói trên.

Xem người lao động như người nhà.

Việt Nam là một nước rất thân thiết và là đối tác quan trọng đối với Nhật Bản. Việt Nam đã có mối quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản trong một thời gian dài, có rất nhiều người quen thuộc với truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. Hơn nữa, căn cứ vào việc Việt Nam không có tranh chấp, mâu thuẫn với Nhật nên có thể nói khả năng xảy ra biểu tình quy mô lớn chống lại Nhật Bản là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có những cuộc biểu tình của người lao động trong các nhà máy diễn ra. Vì Việt Nam phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và trở nên giàu có hơn, nên giới trẻ hiện nay thường tránh chọn những nơi làm việc “khó khăn, bẩn và nguy hiểm”. Nếu chỉ vì muốn sử dụng nguồn lao động giá rẻ mà gây dựng quan hệ với họ thì cho dù không xảy ra những cuộc biểu tình thì cũng không thể tạo nên được mối quan hệ tốt đẹp được.

Không phải người lao động nào cũng có đủ kỹ năng nghề nghiệp thông thường. Do đó, đối với những người lao động như vậy thì việc nuôi dưỡng họ từng bước trở thành những kỹ sư thực thụ là một điều quan trọng. Điều đó cũng có nghĩa là người chủ luôn mang trong mình ý thức xem người lao động như người nhà. Có đến Việt Nam thì mới hiểu được con người Việt Nam rất coi trọng quan hệ gia đình. Thế nên xây dựng mối quan hệ gia đình với người lao động quả thật là rất cần thiết. Làm như vậy cũng là góp phần cho sự gắn kết giữa nền kỹ thuật Nhật Bản và Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam cũng đang kì vọng vào sự tiếp nối nền công nghệ kĩ thuật phải không ông?

Ông Okuho: Chính phủ Việt Nam biết rằng Nhật Bản có nền kĩ thuật cao và luôn xem trọng việc đào tạo kỹ sư. Hơn nữa, các xí nghiệp Nhật Bản cũng đáp ứng nghiêm ngặt các quy định đề ra. Ví dụ, ở các khu công nghiệp Việt Nam, dù cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn toàn được trang bị đầy đủ, tiêu tốn nhiều công sức trong việc xử lý chất thải, các doanh nghiệp Nhật Bản biết điều đó và tự mình đảm nhiệm việc xử lý. Chính vì vậy, Việt Nam đang rất tích cực thu hút các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều mà Việt Nam luôn canh cánh trong lòng đó là sự chậm chạp sẵn có trong năng lực quyết đoán của người Nhật. Những xí nghiệp Nhật Bản hầu như chỉ toàn suy nghĩ mà khó đưa ra hành động. Trong lúc đó, họ lại than phiền về những xí nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc đang đầu tưu vào Việt Nam. Thực tế là có rất nhiều xí nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc đang mở rộng thị trường vào Việt Nam. Nếu cộng cả ngành công nghiệp phi sản xuất thì riêng Hàn Quốc đã có số lượng nhà máy ở Việt Nam nhiều hơn hẳn Nhật Bản. Không phải là hơn thua về số lượng nhưng hơn nước nào hết Nhật Bản muốn tăng cao sức ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam. Vì vậy, tôi cho rằng thời cơ hiện nay không nên bỏ lỡ.

dautu

Những người đang do dự thì nhất định hãy một lần thử đến Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam rất nhiều và năng động. Hãy cảm nhận về sự trưởng thành của nền kinh tế mà nếu nhìn vào đó thì ý nghĩ phát triển công nghiệp trên vùng đất này sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.


Người dịch : Hạnh Trang. Theo 日経ビジネス


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan