Trong thế giới kinh doanh, công việc hay giao tiếp hàng ngày, nói chuyện là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nếu không truyền đạt được cách suy nghĩ, ý muốn nói của mình với đối phương, công việc của bạn sẽ không thể thuận lợi. Có 3 yếu tố cơ bản khi nói chuyện: Hấp dẫn, dễ hiểu, có ích. Do đó khi chuẩn bị một cuộc gặp mặt để nói chuyện, hay một buổi diễn thuyết trước đám đông, việc đưa 3 yếu tố này vào trong bài nói chuyện quyết định sự thành bại của bạn.
A. Chuẩn bị
1. Kiểm tra thể loại nói chuyện
Đó là buổi báo cáo trong công ty, một buổi nói về đề xuất các phương án trong một cuộc họp, bữa tiệc kết hôn, khởi công xây dựng nhà máy… Buổi nói chuyện mang phong cách thân mật, hay mang phong cách trang trọng.
2. Kiểm tra “tố chất” của người nghe
Điều tra học vị, tuổi tác, giới thính, nơi sinh sống… của người sẽ nghe bài nói chuyện. Ngoài ra, cần cân nhắc xem liệu tất cả những người đó có tố chất ngang nhau, hay là tố chất của họ không đồng đều.
B. Chọn tiêu đề cho bài nói chuyện
Chọn tiêu đề cho bài nói chuyện sau khi đã có chuẩn bị kỹ và điều tra rõ ràng. Trong trường hợp có nhiều bài nói chuyện, cần cân nhắc xem liệu đề tài của mình có bị trùng hợp với những người khác hay không. Nếu không rõ ràng về điều này, cần phải hỏi ý kiến người tổ chức buổi nói chuyện đó.
C. Tạo nội dung
Nội dung của bài nói chuyện cần bao gồm những yếu tố dưới đây:
1. Hấp dẫn
- Hãy nghĩ đến việc tạo phần dẫn dắt ban đầu cho bài nói chuyện, sao cho nó lôi cuốn sự chú ý của người nghe
- Tạo phần gây cười cho người nghe
- Đưa vào cách nhìn, cách phân tích độc đáo
2. Dễ hiểu
- Dàn dựng bài nói chuyện theo diễn biến thời gian, hay theo mạch logic
- Thay đổi cách diễn đạt để nói về vấn đề muốn nhấn mạnh
- Đưa vào ví dụ cụ thể
- Sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Nếu có dùng từ chuyên môn, thì phải giải thích ý nghĩa của từ đó
3. Có ích
- Nội dung của bài nói chuyện phải hướng tới lợi ích của người nghe
- Đưa ra ứng dụng gần gũi trong thực tế
- Sử dụng thông tin có ích cho người nghe
D. Chỉnh sửa
Cần chỉnh sửa bài nói chuyện sao cho phù hợp với không khí buổi nói chuyện và thời gian có thể nói.
1. Học thuộc, ghi nhớ
Viết nội dung muốn nói ra giấy, ghi âm, thử nói thực tế.. làm sao để nhớ được nội dung bài nói chuyện.
2. Dự đoán tình huống ngoài lề, dự đoán câu hỏi có thể bị hỏi
Hình dung những tình huống ngoài lề, các câu hỏi có thể bị hỏi sau bài nói chuyện, và chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các tình huống đó.
E. Tổng duyệt
Thử tập trước bài nói chuyện với bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
–> Thực hành – Nói chuyện
Mình nghĩ đây là một kỹ năng rất quan trọng.
cái này còn được goi là kỹ năng mềm
Bài viết hay ! – test comment voi Twitter.