Chuyện “Hội làng”: Mập mờ trách nhiệm thì sẽ chẳng ai chịu nhận

Có một ngôi làng nọ tổ chức hội làng. Tối hôm đó, mọi người cùng nhau tổ chức buổi tiệc.

Mỗi gia đình đều phải mang hai tô rượu và đổ vào một thùng rượu to để mọi người cũng nhau uống. Thế nhưng, không hiểu sao rượu uống lại nhạt như nước. Điều này là dĩ nhiên, bởi hầu như ai trong làng cũng nghĩ “Chỉ mỗi nhà mình thôi mà, đổ nước vào cũng chẳng ai biết”. Vì vậy thay vì đổ rượu, họ đã đổ nước vào.

 

Chuyện xảy ra trong công xưởng cũng tương tự như chuyện “Hội làng”.

Câu chuyện này nói về sự thiếu sót về quy tắc kiểm tra trong hiện trường, dẫn đến phát sinh rắc rối to lớn. Khi đó tại công xưởng ông Harada đang làm việc, do một động cơ hết dầu nên đã để lại vết nung khiến nhiều chiếc xe tải không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù việc xác nhận dầu của dộng cơ còn đủ hay không vẫn được mọi người thực hiện hằng ngày bằng phiếu kiểm tra.

Sau đó, đội trưởng đã ra lệnh cho nhân viên tại hiện trường mang phiếu kiểm tra lại. Trong phiếu kiểm tra, tại cột kiểm tra trưa ngày hôm đó được tích dấu O (OK), tối ngày trước đó cũng được tích dấu O. Người phụ trách kiểm tra buổi trưa là anh A và phụ trách kiểm tra buổi tối là anh B.

Đội trưởng đã gọi anh A lại và hỏi: “Sáng nay dầu vẫn còn nhưng sau vài tiếng lại hết. Anh có thấy kỳ lạ không?”.

Ngay lập tức, anh A trả lời: “Xin lỗi đội trưởng, thực sự tôi đã không kiểm tra ạ! Người làm ở ca trước tôi đã tích dấu O. Vì người đó rất nghiêm túc nên tôi nghĩ có lẽ anh ta đã quan sát cẩn thận. Và tôi đã không kiểm tra, cứ thế tích dấu O ạ”.

Tới lượt Anh B, “Xin lỗi đội trưởng, tôi cũng đã không kiểm tra ạ. Bởi anh A là người phụ trách trước đã tích dấu O, nên tôi nghĩ trong một hai ngày đầu, dầu không thể hết được. Vì vậy tôi đã tích dấu O mà không quan sát ạ”.

Đây rõ ràng là kết quả không ai mong đơi. “Người trước đã tích O, nên dù tôi bỏ qua, cứ thế tích O cũng chẳng sao”, chính phản ứng dây chuyền như thế đã tạo ra sai sót trong công tác kiểm tra dầu, dẫn đến để lại vết nung trên sản phẩm. Đây rõ ràng giống như mẩu chuyện ví dụ “Hội làng”.

 

Quán triệt tinh thần “Chỉ một mình anh phải có trách nhiệm” để bắt đầu công tác kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

 “Mặc dù chỉ liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm nhưng đây là một câu chuyện rất quan trọng. Anh A kiểm tra. Sau đó đến công đoạn sau là anh B kiểm tra, và người kiểm tra sau cùng sẽ là anh C.

Làm như thế này, anh A sẽ nghĩ “Dù tôi thiếu sót cũng có anh B kiểm tra giúp”, còn anh C nghĩ “Anh B đã kiểm tra rồi nên chắc không sao”.

Bởi vậy, việc để tất cả mọi người cùng kiểm tra rất nguy hiểm. Mọi người cùng thực hiện nên sẽ chẳng có gì phải lo sợ. Thế nên mới nói ban đầu hãy để một người nhận lấy trách nhiệm, điều này sẽ khiến bản thân họ nghiêm chỉnh quan sát công việc. Để tránh trở thành câu chuyện “Hội làng” như cấp trên của tôi đã kể”.

Không chỉ lạnh lùng hướng dẫn nhân viên theo thực tế mà chịu bỏ công sức đầu tư giải thích bằng những mẩu chuyện ví dụ, cũng là những kỹ năng mà người ta yêu cầu đối với một lãnh đạo.

 

 

Biên soạn: Nguyễn Đăng Vũ

 Theo cuốn Cấp trên tại Toyota

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan