Cuộc khủng hoảng tái chế

Tái chế còn có giá trị? Khi nó được khởi xướng cách đây bốn thập kỷ trước, tái chế đã được xem là một thành công tuyệt vời của phong trào vận động vì môi trường. Nó đã trở thành một ngành thương mại toàn cầu khổng lồ với những chuyên cơ vận tải vận chuyển hàng xuất khẩu của Trung Quốc ra nước ngoài, đồng thời chở về Trung Quốc một nửa lượng giấy và nhựa phế liệu của hành tinh trong những container. Thế rồi Trung Quốc đổi ý, hạn chế nhập khẩu đồ phế thải khiến cho rất nhiều thành phố và thị trấn trên thế giới mắc kẹt trong đống phế liệu đang ngày càng tăng lên. Điều này khiến họ phải bắt đầu nghĩ lại về cái giá của cuộc sống xanh.

Tình hình

Thị trường tái chế bắt đầu chuyển hướng từ năm 2017 khi Trung Quốc thông báo sẽ dừng nhập khẩu hầu hết các loại giấy và nhựa đã qua sử dụng. Lý do là quá nhiều đồ tái chế nhập khẩu bị ô nhiễm, đôi khi còn chứa những vật chất nguy hiểm như chì, thủy ngân. Quyết định này đã khiến giá nhựa phế liệu và giấy vụn giảm mạnh, gây ra một cuộc khủng hoảng cho các thị trấn và thành phố vốn dựa vào giá bán phế liệu này để trợ cấp cho hoạt động tái chế bên lề. Ở Mỹ, giá bán trung bình loại thùng cat-tông đã qua sử dụng giảm 36%. Cũng không dễ dàng gì để tìm ra những người tiếp nhận đồ nhựa phế thải vì giá dầu thấp khiến cho đồ nhựa sạch còn rẻ hơn đồ nhựa tái chế. Mặc dù những nước khác như Việt Nam và Ấn Độ vẫn tiếp tục nhập khẩu ngày càng nhiều đồ phế liệu nhưng vẫn không thể xử lý được một số lượng lớn như Trung Quốc đã từng làm.

Chỉ có một vài nước công nghiệp là đủ khả năng tái chế nguyên liệu của chính nước họ. Một số cộng đồng đã dừng việc xây dựng các kho chứa và ngừng thu mua nhựa, các sản phẩm giấy và thủy tinh. Một số nơi ở Australia và Canada đã chuyển những đống phế liệu này ra bãi rác hoặc đốt. Trong khi đó, dưới áp lực của người tiêu dùng nhiều công ty nổi tiếng đã cam kết sẽ sử dụng nhiều hơn các loại hàng hóa có khả năng tái chế và phân hủy sinh học. Trong năm 2018 những công ty như Coca-Cola, Unilever và Walmart đã nói rằng họ đang lên mục tiêu sẽ sử dụng bao bì có khả năng tái sử dụng, tái chế, hoặc phân hủy 100% vào năm 2025.

Bối cảnh

Trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới, kim loại đã được tái chế để sử dụng vào mục đích chế tạo vũ khí, xe cộ, giấy được thu gom để bảo tồn cây cho mục đích xây dựng, đóng tàu thuyền. Sau đó hầu hết rác thải của các nước được đưa đến các lò đốt làm thải ra rất nhiều khói, hay được đưa tới các bãi rác làm sản sinh ra rất nhiều chất độc thấm xuống tầng nước ngầm. Ở Mỹ, các luật để kiểm soát ô nhiễm như Hành động Làm sạch không khí (Clean Air Act) và Hành động Làm sạch nước (Clean Water Act) được đưa ra đầu những năm 1970 cho thấy rằng các cộng đồng đã đấu tranh để yêu cầu các chính phủ phải tìm ra những giải pháp xử lý chất thải khác. Nhiều nơi bắt đầu đưa ra những chương trình tái chế như một cách để cắt giảm lượng rác thải.

Thương mại tái chế của Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1990 khi những hàng hóa xuất khẩu như vải vóc và đồ chơi tăng mạnh. Các nhà sản xuất của Trung Quốc thèm khát nhựa và kim loại để có thể thay đổi mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới và cần giấy để sản xuất thùng cat-tông đóng gói sản phẩm. Những người thu mua phế liệu ở các nước khác nhận ra rằng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu bán cho thị trường này hơn là cho các nhà máy tại địa phương.Vào giữa những năm 1990, một số nước ở Châu Âu bắt đầu chuyển một số trách nhiệm lên các nhà sản xuất bằng cách thiết lập những quy tắc buộc từ người sản xuất thùng cat-tông đến sản xuất chăn đệm phải tái chế rác thải của chính họ.

Tranh luận

Tái chế đắt hơn việc vứt chúng vào trong thùng rác. Năm 2016 ở New York, việc thu gom và tái chế đắt hơn 18 đô-la/tấn so với việc vứt rác. Tái chế không đúng cách còn tốn kém chi phí hơn nữa. Chỉ cần một hộp bánh pizza lẫn trong đống thùng cat-tông tái chế có thể làm hỏng cả lô hàng vì không thể tách được dầu của nó khỏi các sợi giấy. Tái chế đồ nhựa và đồ điện tử rất nguy hiểm, khiến cho các công nhân làm việc ở đó phải đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. Và còn có những hạn chế về mặt tự nhiên.

Giấy chỉ có thể được tái chế 5-7 lần trước khi những sợi xenlulo trở nên quá ngắn, không thể tái sử dụng được nữa. Hầu hết những chai nhựa sạch không thể trở thành những chai nhựa mới. Nhưng tái chế giúp tiết kiệm năng lượng. Làm lon soda từ nhôm tái chế cần ít hơn 95% năng lượng so với việc khai thác và sử dụng quặng thô. Tái chế cũng giúp giữ các chất độc hại khỏi các bãi chôn lấp. Những thay đổi từ quyết định của Trung Quốc đã dẫn tới những hành động buộc cấm hoặc tính phí để hạn chế việc sử dụng đồ nhựa. Nhiều địa phương bắt đầu chuyển những khoản phí tái chế cao hơn của họ cho những chủ nhà và người làm kinh doanh. Nhiều khu vực đã thông báo kế hoạch xây dựng những nhà máy tái chế mới. Những đối tác cấp vốn cho các công ty có những cam kết về tái chế đã đưa ra những hỗ trợ bằng các khoản vay lãi suất thấp. Các nhà môi trường vẫn tiếp tục ủng hộ việc tái chế, nhưng đồng thời họ cũng kiến nghị những giải pháp khác như mua sắm ít hơn và tìm kiếm những sản phẩm có thể sử dụng lâu dài.

[divider]

Nguyễn Khuyên

Source: “The recycling crisis” by Eric Roston – Bloomberg Quicktake July-December 2018

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan