An toàn lao động với 5 quy tắc làm việc căn bản

 Trong các công xưởng ở Nhật Bản, cùng với chất lượng thì an toàn luôn đặt lên hàng đầu. Các băng rôn“Anzen daiichi” tức ”An toàn là số một” luôn được treo khắp công xưởng để luôn nhắc nhở người lao động ý thức về an toàn cho bản thân cũng như người xung quanh. Đã có nhiều bài viết nói về an toàn lao động trong công xưởng nhưng hôm nay mình xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết đứng từ phía nhận thức từ con người để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bài viết này mình xin giới thiệu những câu khẩu hiệu về an toàn lao động thường được sử dụng trong công xưởng tại Nhật Bản.

1. 安全は他人に頼るな任せるな

An toàn là không được cậy hay nhờ người khác, mà chính bản thân phải chịu trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người xung quanh. Một ví dụ điển hình là trước khi bảo dưỡng, sửa chữa máy móc hay tiếp xúc với nguồn điện nguy hiểm thì bạn không được nhờ người khác ngắt nguồn điện giúp mà tự bản thân phải ngắt nguồn. Sau đó, dùng đồng hồ vạn năng xác nhận điện đã ngắt thực sự, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ rồi mới bắt đầu thao tác công việc.

2. 異常処置急ぐ時ほど正しい手順

Những lúc xử lí sự cố mang tính cấp thiết, thường chúng ta chỉ nghĩ là làm thế nào để xử lí cho nhanh nên dễ dẫn đến nhiều thiếu sót và có thể gây tai nạn, nguy hiểm. Chưa kể nếu làm như vậy còn làm thời gian xử lí công việc kéo daì  hơn. Vì vậy cho dù trong tính huống khẩn cấp đi chăng nữa để đảm bảo an toàn, chúng ta cần tuân thủ trình tự theo các bước công việc đã quy định.

3. 慣れすぎて省く手順が事故のもと

Khi quen hay thành thạo với công việc, nhiều người sẽ có tâm lí chủ quan mà loại bỏ một số bước trong trình tự công việc (có thể xuất phát từ tâm lí muốn đi tắt đón đầu, ngại phiền phức, ngại mất thời gian, hay cảm thấy không cần thiết…) dẫn đến những tai nạn không đáng có. Vì vậy, trong bất kì hoàn cảnh hay bất cứ ai khi làm việc đều phải tuân thủ trình tự công việc để đảm bảo an toàn.

4. お互いに声かけ合って安全作業

Trong lúc làm việc tập thể cần phải phối hợp, hô to rõ ràng để mọi người cùng nắm rõ tình hình công việc tránh những tai nạn không đáng có. Ví dụ một nhóm khi bảo dưỡng máy móc màmột thành viên nào đó muốn đóng điện cho máy chạy để kiểm tra trạng thái thì cần phải hô to hay thông báo cho mọi người biết, đồng thời phải nhận được sự đồng ý của mọi người mới đóng điện. Nếu không báo cáo cho mọi người biết mà tự ý đóng điện có thể sẽ gây nguy hiểm đến người khác đang thao tác.

5. 持ち上げる前に見直せその姿勢

Việc mang, vác, di chuyển đồ vật có vẻ đơn giản nhưng nếu không chú ý một cách đầy đủ có thể dẫn đến tai nạn lao động như đau cột sống, chấn thương do đồ vật rơi đè xuống…Vì vậy, cần phải nắm bắt được phương pháp di chuyển đồ vật đúng cách.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về phương pháp di chuyển đồ vật qua bài viết ở link sau đây:

http://tech.vietfujigroup.com/wp/2016/12/co-ban-giao-duc-ve-sinh-an-toan-lao-dong-trong-cong-xuong-nhat-ban-phan-34/ 

[divider]

Đinh Văn Hoà

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan