Đừng nhầm lẫn cảm giác khoảng cách với đối phương

 

Trong thời đại ngày nay, hình thức tuyển nhân viên trong các tổ chức đang được đa dạng hóa dần như gia tăng tuyển chọn nhân viên giữa chừng[1]. Ngày càng nhiều những trường hợp đảo ngược rào cản tuổi tác và vị thế. Trong tình cảnh đó, những câu chyên về việc không biết xưng hô như thế nào cũng thường gặp hơn.

Bản thân tôi thường quyết định hành động của bản thân bằng cách suy nghĩ về thứ tự kinh nghiệm làm việc. Với những người hơn tuổi mình, chắc chắn tôi sẽ sử dụng “kính ngữ”. Bởi vậy khi nhìn những người sau khi được công ty cất nhắc lên vị trí cao liền nói dọng bề trên kể cả với những người trên tuổi tôi cảm thấy rất khó chịu.

Trong công ty Lifenet, vị thế của tôi thuộc tầng lớp phía trên, tuy nhiên có một quy luật mà tôi luôn chú ý thực hiện. Với những người trên tôi dù chỉ một tôi cũng sẽ sử dụng kính ngữ. Tôi cũng thêm “san” [2]vào khi gọi tên. Trong trường hợp người cùng tuổi, dù cách gọi thay đổi tùy từng lúc nhưng không bao giờ tôi gọi tên họ trống không.

Ngược lại, do tôi sinh tháng ba năm 1976, nên với đồng nghiệp sinh sau tháng tư năm 1976, tôi sẽ coi như nói chuyện với người dưới tuổi (cười).

Mặt khác, đối với người ngoài công ty, dù có dưới tuổi tôi cũng sử dụng kính ngữ.

Giảm đốc điều hành công ty dịch vụ xã hội Glee, Tanaka Yoshikazu khá thân thiết với tôi, tuy nhiên nếu xét về tuổi đời thì anh ta kém tôi hai tuổi. Tuy thân thiết nhưng tôi không bao giờ gọi anh ta là “cậu Tanaka”. Tôi luôn sử dụng kính ngữ để thể hiện lòng kính trọng với những thành quả và sự xuất sắc trong kinh doanh của anh.

Anh ta cũng gọi tôi là “Iwase san”. Có nhiều người sau khi trở thành bạn với những người đạt được thành tích lớn như thế thường sẽ sử dụng cách nói chuyện suồng sã, tuy nhiên tôi vẫn luôn lưu ý sử dụng kính ngữ.

Bản thân tôi thấy khó xử nhất là với một số người gặp mặt lần đầu tiên hoặc trong những giai đoạn công việc mới, tuy nhiên họ vẫn lấy tuổi tác làm mốc rồi tỏ thái độ bề trên khi nói chuyện. Trong công ty, bộ phận công việc của tôi còn mới nên thường có cơ hội gặp mặt những người lớn tuổi. Dù như vậy, trong lần gặp mặt đầu tiên mà bị nói “cậu Iwase này,…”, thực sự tôi cảm thấy không thoải mái. Dù vì tôi là đối tượng bị nói như thế nên cảm thấy khó chịu, tuy nhiên nhìn chung đối với người mới gặp mặt tôi nghĩ nên tiếp xúc một cách tôn trọng nhất.

Một trường hợp khác với nói chuyện mà cần chú ý đến khoảng cách với đối phương là xưng hô trong email. Lỗi thường gặp của người trẻ tuổi là khi trở nên quen thân với người trên tuổi ngoài công ty hay được họ quý mến thường nhầm lẫn bản thân đã gần gũi với họ.

Có lần tôi tham dự hội thảo dành cho học sinh, sau buổi hội thảo tôi đi nhậu cùng học sinh, khi trở về tôi nhận được một email cảm ơn như sau.

“Anh Iwase, hôm qua cám ơn anh nhiều, lần sau lại đi nhậu tiếp nhé!”.

Và tôi đã trả lời lại email đó như sau.

“Anh ○○, hôm qua đã vất vả rồi”.

Bạn có cảm thấy thái độ lạnh nhạt không? Trong quan hệ trong công việc cần phải giữ một khoảng cách nhất định như một phép tắc. Đương nhiên, tôi biết đối phương không có ý xấu. Tuy nhiên., người trẻ tuổi thường có khuynh hướng nhầm lẫn mối quan hệ đã trở nên thân thiết và tiếp cận gần hơn. Sau khi tôi gửi lại email như trên, học sinh đó có lẽ cũng đã nhận ra được khoảng cách đó.

Bạn hãy chú ý đừng nhầm lẫn khoảng cách với đối phương. Có thể điều này khá khó với người trẻ tuổi, tuy nhiên chỉ cần chú ý dù có trở nên gần gũi với đối phương cũng nên giữ khoảng cách nhất định là không lo gặp vấn đề gì.

[1] Ở Nhật bản thời kỳ tuyển chọn nhân viên chính thức vào đầu tháng tư

[2] Một trong những cách gọi tỏ sự kính trọng tron tiếng nhật

 

Biên dịch: BaQuangpro

Nguồn: 入社1年目・岩瀬

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan