Tạo cơ hội cho nhân viên phát biểu để xây dựng sự tự tin

Tại Toyota, những hoạt động như đào tạo trước thăng cấp cho nhân viên được tiến hành thường xuyên để xây dựng đội ngũ kế cận cho tương lai.

“Hoạt động của câu lạc bộ QC” và “Chế độ đưa ra sáng kiến” là gì?

Từ những năm 1960, câu lạc bộ QC đã được đưa vào hoạt động trong các nhóm nhỏ. Đây là câu lạc bộ bao gồm khoảng 10 thành viên, với nội dung hoạt động liên quan tới chất lượng sản phẩm. Việc xây dựng rất nhiều câu lạc QC trong công ty đã giúp Toyota dần nâng cao được chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ phát sinh phế phẩm.

Trong bối cảnh những năm sau đó, hoạt động TQC (Total quality control – Quản lý chất lượng tổng thể) được tiến hành trên quy mô toàn công ty với mục đích xây dựng thương hiệu “chất lượng Toyota” và hướng tới thực hiện “đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn”.

Hoạt động của câu lạc bộ QC khi này vẫn được duy trì tại các công xưởng nhất quán với hoạt động quản lý chất lượng chung của công ty. Sau mỗi thời kì nhất định, công ty sẽ tổ chức buổi báo cáo thành quả đạt được, đồng thời khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc.

Ngoài hoạt động câu lạc QC, tại Toyota còn có “chế độ đưa ra sáng kiến”. Chế độ này được bắt đầu từ năm 1951, để khuyến khích toàn bộ nhân viên trong công ty đưa ra sáng kiến kaizen.

Một mẫu điền đã được chuẩn bị sẵn và những người muốn tham gia chế độ này chỉ cần điền sáng kiến của mình vào. Những ý tưởng này sẽ được xét duyệt từng tháng theo các cấp từ dưới lên bởi nhóm trưởng→tổ trưởng→đội trưởng. Đối với những ý tưởng xuất sắc được chọn, nhân viên đề ra sẽ được khen thưởng và nhận được phần tiền thưởng tương ứng.

Đương thời, hoạt động này vừa được áp dụng với cá nhân, đồng thời cũng áp dụng được cả với các nhóm trong công ty như câu lạc bộ QC.

“Hot đng ca câu lc b QC” và “Chế độ đưa ra sáng kiến” chính là nơi để nuôi dưỡng nhân tài

“Hoạt động của câu lạc bộ QC” và “Chế độ đưa ra sáng kiến” được xây dựng với mục đích chính là nâng cao chất lượng và kaizen nơi làm việc. Nhưng không chỉ như vậy, các hoạt động này còn là nơi để đào tạo nhân tài cho công ty trong tương lai.

Ông Tooyama, nhân viên từng làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm kể lại.

“Nếu nhân ra một cấp dưới ‘có khả năng phát triển trong tương lai’ thì tôi sẽ để cậu ấy làm thử quản lý của câu lạc bộ QC.”

Chủ tịch câu lạc bộ QC không phải là một chức vụ trong công ty như nhóm trưởng hay tổ trưởng nhưng ở một khía cạnh nào đó cũng đều là một leader của một đoàn thể. Người đứng đầu này có trách nhiệm thâu tóm các thành viên, xây dựng phương hướng, tiến hành giải quyết vấn đề và thông báo thành quả đạt được. Trở thành chủ tịch câu lạc bộ QC cũng là cơ hội quý báu để nhân viên đó học hỏi khả năng quản lý và lãnh đạo.

Vì vậy, khi chọn chủ tịch cho câu lạc bộ QC, cấp trên phải giải thích đến tất cả nhân viên khác “lý do tại sao lại chọn người ấy”. “Tôi hi vọng rằng cơ hội này sẽ giúp cậu ấy trưởng thành hơn nữa”, với cách giải thích này cũng khiến nhân viên được chọn ý thức được vai trò và cơ hội phát triển của bản thân trong hoạt động của câu lạc bộ QC. Và cấp trên chọn người làm chủ tịch cũng có trách nhiệm theo sát và hỗ trợ nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn.

“Khi để nhân viên của mình vào vai trò quản lý một nhóm nhỏ, tôi sẽ yêu cầu cậu ấy phải phát biểu những việc mình đã suy nghĩ là làm thử. Việc đưa ra được thành quả tốt sẽ giúp cậu ấy thêm tự tin. Trải nghiệm thành công cũng giúp cậu ấy trở nên suy nghĩ tích cực hơn. Cứ lập lại quá trình này sẽ giúp nhân viên ngày càng trưởng thành và có thể trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Còn đối với cấp trên, việc suy nghĩ nên để nhân viên của mình giải quyết thử vấn đề nào và sau đó hỗ trợ họ là rất quan trọng.”

Cấp trên tại Toyota luôn cạnh tranh nhau trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên

Hoạt động của “Hoạt động của câu lạc bộ QC” và “Chế độ đưa ra sáng kiến” cũng là cơ hội tốt để công ty có thể tìm ra những nhân viên ưu tú khi xét duyệt thăng cấp.

“Đương thời, những cấp trên quản lý tại công xưởng thường cạnh tranh khốc liệt trong việc ‘làm sao để đào tạo nhân viên của mình để họ đủ khả năng được thăng cấp’.

Chính vì thế mà họ thường tạo cơ hội cho nhân viên của mình phát biểu trong các buổi tổng kết thành quả của “Hoạt động của câu lạc bộ QC” hay “Chế độ đưa ra sáng kiến”.

Việc hàng ngày đưa ra ý tưởng kaizen trong công việc là điều đương nhiên. Nhưng nếu đưa những ý tưởng và thành quả đó phát biểu trước quản lý cấp cao trong công ty thì cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn.

Chính vì thế mà tôi đã truyền đạt toàn bộ ý độ của mình cho cấp dưới, đây cũng là cách để thúc đẩy động cơ làm việc của cậu ấy. Đồng thời tôi cũng luôn theo sát và hỗ trợ đằng sau.”

Tại Toyota, những hoạt động như đào tạo trước thăng cấp cho nhân viên được tiến hành thường xuyên để xây dựng đội ngũ kế cận cho tương lai.

[divider]

Bùi Linh

Tham khảo: トヨタの上司

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan