Nhân viên trưởng thành khi nhìn phong cách của cấp trên. Vì thế hãy luôn là người đi trước.

Cậu có định đào tạo nhân viên thành người có năng lực?

Ông Yamaguchi khi còn là tổ trưởng tại công xưởng Kamigou thường nghe cấp trên, xưởng trưởng Yamamoto nói rằng “cậu định lưu lại cho nơi này điều gì?”.

“Lần đầu tiên bị hỏi như thế này tôi hoàn toàn không biết phải trả lời thế này. Dẫu có bị nói ‘định lưu lại điều gì’ thì tôi cũng chỉ cảm thấy bối rối.”

Đến một ngày, ông Yamaguchi đã cùng cấp trên Yamamoto đi đến một công xưởng khác. Tại công xưởng đó đang còn sử dụng rất nhiều bảng tiêu chuẩn hướng dẫn công việc được viết tay và rất nhiều tài liệu có dấu chứng nhận của trưởng xưởng Yamamoto. Đây là những tài liệu được nhân viên tạo nên dưới sự hướng dẫn củ ông Yamamoto.

Đứng trước những tài liệu này ông Yamamoto kể lại.

“Cậu Yamaguchi có thấy những tài liệu này còn lưu dấu vết quản lý ‘Yamamoto’ không. Nội dung những tài liệu này sao cũng được nhưng trên đó còn lưu lại bằng chứng nhiều người để lại rằng ‘tôi đã được ông Yamamoto chỉ dạy’.”

Lúc này, lần đầu tiên ông Yamaguchi hiểu những gì xưởng trưởng muốn nói.

Cho đến khi nghỉ hưu rời khỏi công ty, thì mình với tư cách là người quản lý đã đào tạo được bao nhiêu nhân viên. Trong số đó bao nhiêu người sẽ trở thành trụ cột của công ty trong tương lai.

Phải luôn suy nghĩ về việc này khi làm việc là ý nghĩa của câu nói “cậu định lưu lại cho nơi này điều gì?”.

Cấp dưới nhận được khen thưởng. Mình là người đào tạo cậu ấy. Thế nhưng…

Câu chuyện vẫn được tiếp tục.

Sau khi nhận những lời chỉ dạy của xưởng trưởng Yamamoto, ông Yamaguchi đã bắt tay dốc toàn lực vào việc đào tạo nhân viên. Những nỗ lực của ông từng bước được đền đáp bằng sự trưởng thành của các nhân viên. Và trong số đó có một người đã được khen thưởng từ công ty.

“Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được là cấp trên của nhân viên được nhận khen thưởng. Tôi cũng rất vui khi được mọi người nói rằng ‘ông đào tạo nhân viên mình tốt quá’. Tuy nhiên đúng lúc đó, một cấp trên khác lại nói một điều khiến tôi trở lại mặt đất.”

Đó là ông đội trưởng Watanabe.

“Người ta thường nói ‘Nhân viên trưởng thành khi nhìn phong cách của cấp trên’. Cậu Yamaguchi hiểu ý nghĩa của câu nói này chứ.”

“Vâng, tôi hiểu. Tôi đã nỗ lực đào tạo nhân viên, nhân viên chẳng phải cũng đã trưởng thành đấy thôi. Tôi rất hãnh diện về điều này.”

“Cậu cẩn thận đấy, nhân viên mà đuổi kịp cậu là xong đấy!”

Ông Watanabe lại tiếp lục mắng.

“Cậu Yamaguchi, nhân viên của cậu làm được việc này, liệu cậu có làm được không?”

“…Dạ, tôi không làm được.”

“Liệu có phải cậu đang theo sau cấp dưới của mình? Không phải cậu đang để nhân viên thấy mình làm việc thế nào hay sao?”

“…”

Cấp trên sẽ thế nào khi để cấp dưới vượt qua. Thế nên phải tiến trước một bước.

Ông Yamaguchi thực sự sốc về điều này. Ông không hề nhận ra rằng sự trưởng thành của cấp dưới cũng đi kèm với nguy cơ tới một lúc nào đó ông sẽ bị bỏ lại phía sau.

Câu nói “Nhân viên trưởng thành khi nhìn phong cách của cấp trên” thực sự mang ý nghĩa rằng cấp trên phải để cấp dưới nhìn mình và học hỏi. Ngoài ra câu nói này còn mang ý nghĩa “Cấp trên phải luôn để cấp dưới thấy phong cách làm việc của mình”, “Cấp trên phải luôn đi trước cấp dưới”.

“cậu định lưu lại cho nơi này điều gì?”

“Nhân viên trưởng thành khi nhìn phong cách của cấp trên”

2 câu nói nghe từ hai cấp trên khác nhau đã khắc sâu vào trong tâm khảm của ông Yamaguchi.

[divider]

Bùi Linh

tham khảo: トヨタの上司

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan