Những năng lực cần thiết để trở thành một kỹ sư thành công (phần 4)

Hãy dừng ngay việc thỏa mãn bản thân và đừng bao giờ ngừng nỗ lực  phấn đấu vươn lên

 

Như đã bàn ở những phần trước, năng lực quản trị gồm 2 điều là: “Phối hợp tốt với người xung quanh, sẵn sàng đối mặt cho những tình huống sắp tới”, và“Tự quản lý được chính bản thân mình, thúc đẩy tinh thần bản thân”. Trong đó, tự quản lý chính bản thân mình là một điều tối hệ trọng.

Trước đây, hầu hết các công ty đều không nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao tinh thần làm việc nhân viên. Tuy nhiên, gần đây,việc thúc đẩy tinh thần nhân viên đã trở thành một trong những công tác không thể thiếu trong quá trình đào tạo nhân viên mới. Thậm chí còn có những lớp đặc thù được mở ra để thúc đẩy tinh thần làm việc trong mỗi người.

Đối với mỗi chúng ta, khi làm bất cứ công việc gì thì tinh thần làm việc đóng vai trò rất là quan trọng. Đặc biệt một nhà quản trị thì còn cần thiết phải biết cách thúc đẩy tinh thần làm việc của người cấp dưới. Để làm được như vậy, đòi hỏi đầu tiên ở nhà quản trị là khả năng tự điều khiển bản thân , giữ vững tinh thần làm việc.

Mấu chốt nâng cao tinh thần làm việc là

1 Mục tiêu có tính khả thi

2 Có những lợi ích hấp dẫn khi hoàn thành mục tiêu

3 Có sức ép cần phải hoàn thành mục tiêu

Khi chúng ta biết được khả năng thực hiện, cũng như những lợi ích công việc mang lại cùng với những trở ngại sau này nhất định sẽ thôi thúc được tinh thần.

Lợi ích thu được từ công việc chia làm 2 nhóm động cơ bên trong và động cơ bên ngoài.

Nói đơn giản, động cơ bên ngoài gồm tiền bạc và địa vị. Động cơ bên trong là cảm giác tiến bộ, cảm giác thành đạt. Với động cơ bên ngoài, thì chúng ta có thể dễ cảm nhận và dễ dàng bị khơi gợi. Tuy nhiên bạn không thể biết được điểm dừng của nó. Ví dụ, như hôm qua bạn kiếm được 100 USD đã đủ thỏa mãn nhưng việc hôm nay cũng chỉ kiếm được từng đó tiền thì bnaj sẽ khó thỏa mãn được. Dần dần nhu cầu đó sẽ ngày càng tăng cao lên. Bạn cần chú ý khi mà những động cơ khơi gợi tình thần làm việc của bạn ngày càng trở nên bất khả thi với năng lực bản thân bạn. Ví thế, dù đang làm việc với động cơ bên ngoài thì đồng thời bạn cần tận dụng cả động cơ bên trong mang tính tinh thần như: “Phải phấn đấu để được đến trình độ này đi nào!”.

Địa vị và tiền bạc là thứ phản ánh nỗ lực cống hiến bản thân với tổ chức. Tuy vậy không phải lúc nào nó cũng có thể thúc đẩy con người ta trong mọi trường hợp được.

Chỉ đòi hỏi những thứ vật chất mang tính hiện hữu thì kết cục bạn sẽ không thể nào mà trưởng thành lên được.

Nhìn từ vị trí người cao hơn mình là một trong những cách vượt qua khó khăn

Để đạt tới vị trí của người quản trị, chỉ nắm trong tay mình một đội ngũ là chưa đủ mà còn cần sở hữu năng lực nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn của người ở vị trí cao hơn mình một bậc.

Theo một bản điều tra ở một công ty tại Nhật Bản, người kỹ sư thường có ý mối quan tâm các vấn đề kinh doanh trong công ty với họ. Trong công xưởng, dù là với nhân viên chăm chỉ nhất thì những ý kiến kiểu như: “Tôi thật sự không nắm rõ được tình trạng công ty hiên nay thế nào cả” có khá nhiều. Hơn nữa, trong những người đưa ý kiến tương tự có mặt cả một số người đang ở vị trí chỉ huy trong xưởng nữa. Ngược lại, với những người quản lý từ vị trí trưởng phòng trở lên thì họ nắm rất rõ tình hình tổng thể của công ty.

Những người làm việc ở công xưởng  thường có xu hướng bị hạn chế trong phạm vi công xưởng mà thôi.

Người quản lý phải là người có khả năng ý thức được vai trò trách nhiệm của bản thân với sự tồn vong của công ty. Để từ vị trí chỉ huy đạt đến vị trí quản lý thì không thể thiếu tầm nhìn của một nhà kinh doanh.

Người kỹ sư bình thường thì cần nhìn nhận đánh giá mọi việc bằng con mắt của người chỉ huy trên mình.Và người chỉ huy lại cần thay đổi ý thức tầm nhìn sang người quản lý. Hai sự thay đổi mang tính ý thức trên thành chủ đề chính là chủ đề chính khi đào tạo nhân viên trong một số công ty ở Nhật Bản.

Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phỏng, quản lý, chỉ huy thường tập hợp lại với nhau trong các buổi đào tạo. Tại đó, vị trí bàn ghế sẽ được bố trí một cách hợp lý để đạt hiểu quả cao nhất. Mỗi người được sắp xếp theo vị trí hàng dọc, từ vị trí cao đến thấp. Như vậy khi thảo luận, ai cũng sẽ biết được tâm tư suy nghĩ của người cấp dưới và cấp trên mình.

Tóm lại, trang bị và luyện tập cho bản thân khả năng phán đoán từ vị trí cao hơn mình một bậc là một trong những phương pháp phát triển bản thân tốt nhất.

Tự mãn là kẻ thù của sự trưởng thành, cần phải phấn đấu vươn lên

Để trở thành một người kỹ sư thành công, cùng với năng lực quản trị, tầm nhìn của một nhà kinh doanh, và năng lực truyền tải thì không thể thiếu là tinh thần phấn đấu vươn lên.

Tinh thần phấn đấu là nguồn năng lượng thúc đẩy bản thân trưởng thành vươn lên. Khi mất tinh thần phấn đấu, thỏa mãn với chính mình bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái về tinh thần nhưng lại không thể nào vươn xa được nữa.

Trong hoàn cảnh khoa học công nghệ thế giới tiến bộ từng ngày từng giờ, những mẫu sản phẩm liên tục ra đời thì những thứ tân tiến nhất hôm nay sẽ sớm trở nên lỗi thời vào ngày mai. Bởi thế, khi bạn cảm thấy thỏa mãn cũng chính là lúc sự nghiệp bạn đã đến hồi kết thúc. Thời đại hiện nay không cho phép bạn bị trói buộc vào bùa mê của vinh quang, thành công trong quá khứ được nữa.

Thêm nữa, đối với người kỹ sư thì sự thụ động, chờ chỉ thị là một trở ngại cực lớn với sự nghiệp của người kỹ sư. Nếu ai cũng làm theo ý thích bản thân thì khiến mọi chuyện trở nên rất rắc rối, nhưng nếu bạn không thể phán đoán, hành động độc lập thì trong trường hợp xảy ra sự cố rất khó có thể phản ứng kịp thời. Vì vậy bạn cần luyện cho bản thân khả năng suy nghĩ, hành động độc lập tự chủ.

Thỉnh thoảng hãy cho phép bản thân nếm thử gia vị của sự thành công, nhưng không thể cho phép sự tự mãn hiên hữu trong đầu mà luôn phải giữ vững ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên. .

Đừng chờ đợi người khác chỉ dạy lấy mà hãy luôn trong tư thế sẵn sàng học hỏi

Càng thêm tuổi thì khả năng học hỏi của con người càng bị giảm sút. Lý do chính là do sức khỏe con người ngày càng giảm sút đi khiến năng lực trí nhớ não bị suy giảm đi.

Tuy nhiên, một lý do lớn hơn nữa chính là sự tự phụ mỗi con người. Khi càng nhiều tuổi thì con người ta càng trở nên thỏa mãn với những kinh nghiệm và vị trí xã hội hiện tại để rồi không còn động lực phấn đấu vươn lên nữa.

Bạn không được cho phép mình thỏa mãn với những kinh nghiệm có trong tay mà phải luôn phải cố gắng học hỏi thêm những cái mới.

Việc học không đồng nghĩa với việc được người khác dạy.Tự bản thân ý thức học hỏi một cách tích cực mới là điều thiết yếu. Học không phải bắt nguồn từ cưỡng chế mà bắt đầu từ sự tự giác của bản thân thì mới có hiệu quả.

Dù là doanh nhân hay là kỹ sư, học là chuyện của cả đời, không bao giờ có thể dừng được. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, việc học hỏi tìm hiểu để theo đuổi  những xu hướng mới là điều không bao giờ chấm dứt.

Không chỉ kỹ thuật mà năng lực tiếng Anh cũng là năng lực khá quan trọng.

Để hợp tác với công ty khác tốt đẹp thì giữa đội ngũ nhân viên giữa 2 công ty cần có sự kết nối truyền tải một cách vững chắc. Nếu khách hàng là người nước ngoài thì buổi họp sẽ sử dụng tiếng anh phải không?

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, số công ty dùng ngôn ngữ tiếng anh ngày càng nhiều thêm. Không chỉ với người làm business thôi mà người kỹ sư điều dần có những tiêu chuẩn hóa về năng lực toàn cầu thông qua tiếng anh.

Việc học ngày càng trở nên bắt buộc và nó không còn phụ thuộc vào tuổi tác bản thân nữa.

 

Khả năng lãnh đạo, cách truyền tải tạo sự tin tưởng cho người cấp dưới

Khi người cấp trên hay người có kinh nghiệm lâu năm muốn truyền tải ý tưởng nào đó cho cấp dưới, người mới vào công ty thì cần thiết phải có kỹ thuật truyền tải.

Đầu tiên, bạn cần có thái độ quan tâm đến người nói. Nhất là đối với cấp dưới, khi họ còn tỏ ra e dè với người có vị trí cao hơn mình thì bạn càng cần phải chú ý sát sao hơn.

Khi bạn để ý như thế sẽ giúp giảm căng thẳng trong môi trường làm việc cho đôi bên, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Bạn cần chú ý theo dõi người cấp dưới cẩn thân, thật để tâm đến họ và hãy lên tiếng lúc thấy cần thiết. Tuy vậy, không phải khi nào bạn cũng can thiệp, sẽ gây cảm giác căng thẳng cho họ mà hãy tạo ra môi trường thoải mái cho họ, lên tiếng đúng lúc, đúng chỗ. Đấy mới được gọi là người cấp trên tốt, người tiền bối tốt phải không?

Trong công việc, khi gặp những vướng mắc không biết cách nào để giải quyết  là lúc sự giúp đỡ của người cấp trên hay tiền bối mới thật sự quý giá, và đạt hiệu quả cao.

Để làm được vậy bạn cần quan sát thật cẩn thận người cấp dưới. Hãy để ý đến biểu hiện và hành động của họ để biết biết khi nào họ đang gặp rắc rối, hay đang sợ hãi.

Khi quan sát chăm chú cấp dưới thì bạn có thể biết được họ có thật sự gặp khó khăn không, có thật sự cần giúp đỡ không, hay là vẫn đủ khả năng hoàn thành việc đó .

Và khi trở thành người thủ lĩnh thì năng lực truyền tải sẽ có cơ hội áp dụng tạo điều kiện bản thân có thể phát triển được năng lực lãnh đạo.

 

HOÀNG SƠN
QUANG TRUNG

Tham khảo : “エンジニアのため年収倍増計画”

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan