Sự chuyển mình của nền sản xuất Nhật Bản và cơ hội của người kỹ sư (phần 2)

Xe lái tự động, xe điện, những dự án mới nối tiếp nhau ra đời

Những năm gần đây, xe hơi Nhật không còn bán chạy như trước nữa, nhưng đấy tuyệt nhiên không phải là ánh hoàng hôn trên bầu trời sản xuất Nhật Bản. Sự ra đời của những dòng xe hybrid cỡ nhỏ mới đã tái khẳng định sức mạnh kỹ thuật xe hơi của Nhật Bản.

Tại Nhật, những dòng xe mang tính cách mạng như xe hybrid, xe điện, xe chạy bằng pin nhiên liệu (H2) nối tiếp nhau ra đời.

Không chỉ động cơ. Các đơn vị sản xuất của Nhật Bản còn để mắt đến cải thiện những tính năng an toàn của xe. Ví dụ, hệ thống Radar Cruise Control, hệ thống phanh khẩn cấp, hệ thống chống trượt bánh, hoặc là hệ thống hỗ trợ xác nhận trái phải và màn hình giúp nhìn toàn cảnh bên ngoài,… đều là những tính năng được phát triển nhằm biến xe hơi thành một cỗ máy thông minh.

Trong làn sóng IoT đang lan rộng trên toàn thế giới, bạn từng nghe về từ Telematics chưa? Nghe khá lạ tai nhưng đấy là từ ghép của TELEcommunication(viễn thông) và inforMATICS(công nghệ thông tin), đó là sự kết hợp của nhiều thiết bị,hệ thống điện tử giúp kết nối chiếc xe của bạn vào một mạng lưới thông tin chung.

Chỉ cần bấm nút là bạn có thể kết nối đến trung tâm điều khiển và nhận được những dịch vụ tiện ích trực tuyến. Ví dụ, sự kết hợp giữa hệ thống GPS với thông tin trực tuyến giúp chỉ dẫn hành trình trên bản đồ, thông báo về thông tin về tắc đường, thời tiết…

Những sản phẩm thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng như hệ thống lái tự động hay hệ thống đường cao tốc thông minh (ITS) đang rất được kỳ vọng, kéo theo những sản phẩm xe lái tự động cũng dần được để mắt. Tạo động lực mới cho các doanh nghiệp bắt tay vào phát triển.

Với sự đầu tư không ngừng nghỉ vào các hệ thống tiên tiến như trên, bức tranh của ngành công nghiệp ôtô được dự đoán sẽ có những bước tiến lớn trong tương lai.

Để làm được như thế thì cần những nỗ lực không biết mệt mỏi của người kỹ sư. Những người kỹ sư mà chỉ biết mỗi việc chế tạo bộ phận cơ khí thôi là chưa đủ, mà còn bắt buộc phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin. Nói chung, để đáp ứng sự đòi hổi công việc trong tương lai gần thì sự hoàn thiện năng lực không ngừng nghỉ của mỗi người.

 

So với nước ngoài địa vị của kỹ sư Nhật Bản không được đánh giá cao

Nguồn: pixabay
Nguồn: pixabay

Trong công việc không thiếu những câu chuyện liên quan đến “lương bổng” phải không nào.

Vậy lương của bạn là bao nhiêu?

Thực tế, ở những công việc đòi hỏi kỹ thuật tại Nhật Bản thì thu nhập không hề thấp. Tuy nhiên, khoảng cách đãi ngộ giữa họ và các nước các nước phát triển khác không phải là nhỏ.

Tại Mỹ, kỹ sư là công việc đáng mơ ước. Những người ở vị trí chuyên viên kỹ thuật cao, vị trí mà sự sáng tạo của họ sẽ giúp tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, mang lại giá trị cao cho xã hội, thường đặc biệt được nể trọng. Tương xứng được thừa nhận trong xã hội là thu nhập trung bình cao của họ, vào khoảng 90,000 đô một năm

Vậy những người kỹ sư tại Nhật thì sao ? Đáng tiếc là nếu so với Mỹ thì họ chưa phát huy được hết thưc lực vốn có, cũng như chưa có sự thừa nhận của xã hội.

Dù sở hữu những kỹ thuật cao đi chăng nữa thì chỗ đứng của họ thì cũng mới chỉ “kỹ thuật viên chế tạo sản phẩm” . Khoảng cách thu nhập so với Mỹ ngày càng lớn và nay đã lên tới 30,000 đô. Đương nhiên nếu so với các ngành nghề khác thì thu nhập của họ không hề thấp nhưng ở những vị trí có chuyên môn cao thì có thể nói tiền lương vẫn chưa được trả tương xứng.

Nếu tại Mỹ  mỗi kỹ sư đều được xem như một nhà phát minh, thì ngược lại ở Nhật rất nhiều kỹ sư chỉ dừng lại ở việc chế tạo ra những bộ phận máy móc riêng biệt.

Tại Nhật, ngoài sự đòi hỏi kỹ thuật cao, thì để cắt giảm chi phí, robot hay lao động nước ngoài cũng được đưa vào sử dụng. Xu hướng đó đang diễn ra một cách không ngừng nghỉ.

Vì vậy, hiện nay tại Nhật, nếu bạn đang làm những công việc đơn thuần như kiểm tra, lắp rắp, hay chỉ dừng lại việc thiết kế ở sản phẩm thì dần dần thì công việc đó sẽ bị mất đi. Khi bản chất những công việc là “ai cũng có thể làm”, thì vị trí trong xã hội không thể cao được. Những nhân viên trẻ rồi những kỹ sư nước ngoài hay có khi là những robot công nghệ cao rồi một ngày sẽ thay thế bạn cũng nên, mà nếu không thì cơ hội nâng lương hay thăng chức của bạn cũng không thể có.

Người kỹ sư được phép chuyên môn hóa riêng về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, để người kỹ sư tại Nhật nhận được đánh cao như những người đồng nghiệp bên Mỹ thì chỉ có kỹ năng về kỹ thuật thôi là chưa đủ.

Nếu thiếu kỹ năng về quản lý nhân lực, hay về sản xuất sản phẩm thì bạn không thể nào trở thành một người kỹ sư thành công được.

Chưa kể, nếu chỉ dừng lại ở kỹ năng hiện tại thì tự nhiên lương của bạn không thể tự dưng mà tăng được. Do đó, việc phấn đấu nhằm trở nên một người kỹ sư đa năng, để có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại là việc làm cần thiết.

HẾT

[divider]

HOÀNG SƠN

Tham khảo : “エンジニアのため年収倍増計画”

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan