Thị trường dụ cụ cắt gọt Nhật Bản hiện tại và tương lai (phần 1)

Cong cu 1

Thời gian gần đây sản xuất công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghiệp, cũng như hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản là những cụm từ được nhiều phương tiện truyền thông nhắc tới. Để sản xuất và chế tạo ra một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, chúng ta cần phải bắt đầu từ những chi tiết, linh phụ kiện nhỏ. Và để sản xuất ra được những sản phẩm đó, ngoài những chiếc máy lớn cần phải kể tới những con dao, giấy nhám trực tiếp làm nhiệm vụ cắt gọt, mài dũa, đánh bóng. Những thứ này ta gọi chung là dụng cụ.

Nói tới gia công, sản xuất có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới hình ảnh công xưởng đầy dầu mỡ. Không, không hẳn vậy, gia công chứa đựng một khung trời kỹ thuật cao cấp với sự tinh tế đẳng cấp chẳng khác gì khi chế tạo một chiếc nhẫn kim cương hay một chiếc đồng hồ cao cấp. Để biết được sự tinh tế và đẳng cấp ấy, hôm nay chúng ta hãy cùng Kitty tìm hiểu về những thiết bị, dụng cụ cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo công nghiệp nhé.

Dụng cụ gia công (gọi tắt là dụng cụ), được coi là một khái niệm vi mô nếu so tổng thể của một chiếc máy lớn. Dụng cụ thường dùng bao gồm: con chip (TIP) để gắn vào cán dao (holder), chip được dùng chủ yếu cho gia công cắt gọt. Tiếp theo đó là mũi khoan lỗ (mill), mũi khoan bề mặt (endmill), và mũi khoan ốc (tap), bàn ren (die/dice)…

Hiện nay, Nhật là quốc gia sản xuất với số lượng lớn, và đa dạng nhất về chủng loại trong lĩnh vực này. Không những thế, các công ty sản xuất Nhật còn phát triển đi sâu về nghiên cứu tạo ra những chất liệu bền, tuổi thọ cao, có khả năng cắt gọt nhanh và thích ứng được với nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Nhật Bản cũng đẩy mạnh vào nghiên cứu mạ bề mặt công cụ bằng kim cương, hợp chất TiCr Al để tăng cường hơn nữa tính năng gia công. Hiện nay những máy gia công tự động có mức độ thông minh và tiện lợi cao. Nhưng để tạo ra những sản phẩm gia công đẹp và đúng tiêu chuẩn thì việc lựa chọn đúng loại dụng cụ từ chủng loại, đến kích cỡ, và chất liệu cũng như lớp mạ phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng.

1. Hiện trạng của các nhà sản xuất Nhật Bản trong lĩnh vực dụng cụ

Chiến lược đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.

Do sự điều chỉnh chính sách vĩ mô khiến giá trị Yên Nhật hạ giá, điều này tạo tiền đề cho xuất khẩu của Nhật Bản tăng cao. Không phải ngoại lệ, các công ty sản xuất và cung ứng dụng cụ và thiết bị công nghiệp cũng đang thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận bằng cách mở rộng thị trường theo hướng đầu tư ra nước ngoài.

Lượng hàng bán ra trong tháng 1 năm 2013 đã phá bỏ được tình hình đi xuống liên tục của ngành sản xuất Nhật Bản. Hiện tại tình hinh xuất khẩu Nhật Bản đang dần hồi phục dựa trên chiến lược tập trung xuất khẩu hang sang thị trường châu Á. Tiêu biểu là ngành sản xuất liên quan tới ô tô. Không chỉ đẩy mạnh việc đưa kỹ thuật và công xưởng ra nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện, mà ngay cả ngành sản xuất dụng cụ cũng tiếp nối theo xu hướng đó; trước là để hỗ trợ cho những ngành sản xuất khác, sau để tạo nền móng vững chắc tại thị trường nước ngoài của các công ty Nhật. Nằm trong chiến lược phát triển, thị trường Đông Nam Á được cho là điểm đến hấp dẫn cho các công ty Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê trong lĩnh vực thiết bị máy móc năm 2012 của bộ Công Thương Nhật Bản, doanh thu từ nhóm dụng cụ hợp kim cứng là 2.36 tỷ USD, tăng 1%, còn nhóm các dụng cụ cắt gọt đặc biệt là 850 triệu USD, giảm 0.5% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2013 tình hình sản xuất của các mặt hàng thuộc lĩnh vực này đã được dự đoán sẽ duy trì doanh thu, và dần hồi phục. Tuy nhiên tình hình lại đi ngược với dự đoán của các chuyên gia. Thời điểm tháng 1/2013, doanh thu của cả 2 nhóm hàng này đều giảm xuống đáng kể. Doanh thu trong tháng của nhóm hàng dụng cụ hợp kim cứng chỉ còn 157 triệu USD, kể từ tháng 1 năm 2010, đây là lần đầu tiên doanh thu của ngành này xuống dưới mức 160 triệu USD. Doanh thu của nhóm hàng dụng cụ cắt gọt đặc biệt cũng chỉ đạt ở mức 51 triệu USD, mức doanh thu thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2010.

Nhưng thật may mắn, con số chạm đáy này cũng chỉ dừng lại tại thời điểm tháng 1/2013. Ngay sau đó nhờ những hiệu ứng tích cực từ chính sách Abenomics, điều chỉnh thị trường ngoại hối theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, tình hình sản xuất đã được cải thiện đáng kể. Sự hồi sinh của ngành sản xuất Nhật Bản bắt đầu từ đây.

Kitty-thi truong cong cu

Theo công bố trong bản quyết toán giữa kỳ tháng 3 năm 2014 (bản thông báo lấy số liệu từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013), tổng doanh thu của bộ phận sản xuất dụng cụ gia công thuộc công ty Mitsubishi Material là 725 triệu USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, công ty Công nghiệp DIJET chỉ đạt ở mức 43 triệu USD, giảm 3.8%, công ty NISSHIN TOOLS là 30 triệu USD, giảm 1.1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, cả 3 công ty này vẫn được dự đoán là tổng doanh thu toàn kỳ sẽ tăng so với năm 2013.

Tại Nhật Bản, các công ty sản xuất dụng cụ sẽ có sự hỗ trợ trong việc bán sản phẩm từ các công ty thương mại. Các công ty thương mại được xem là cầu nối trung gian để chuyển các sản phẩm từ các nhà sản xuất tới khách hàng – những công ty trực tiếp sử dụng công cụ vào sản xuất sản phẩm. Hiệu ứng Abenomics cũng được phản ánh trong doanh số bán hàng của các công ty thương mại này, có những công ty đã đạt doanh số bán hàng cao nhất từ trước tới nay, ví dụ công ty Osaka Kouki, được kỳ vọng sẽ đạt doanh thu khoảng 5 triệu USD trong quý 4/2013.

(Còn nữa)


Thực hiện: Kitty

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan