Đào tạo con người hiện hữu trong quá trình giải quyết vấn đề

“Có vấn đề” không phải là vấn đề, vấn đề chưa được giải quyết mới thực sự là vấn đề

Trong nguyên tắc hành động của Toyota được ban hành vào năm 2001, Kaizen (cải thiện) được xem là trụ cột chính của công ty này. Bản nguyên tắc có viết rằng “Kaizen không ngừng nghỉ, luôn luôn đổi mới để truy cầu sự cách tân”, để cho thấy được tầm quan trọng và vai trò chiến lược của kaizen trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Nói đến Toyota thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến Kaizen.Và khi nói tới kaizen thì chúng ta nghĩ ngay tới “giải quyết vấn đề”-một công cụ hữu hiệu để tiến hành kaizen.

Ông Kaine thành viên ban quản trị của OJT Solutions đã từng nói rằng “Đào tạo con người hiện hữu trong quá trình giải quyết vấn đề“

Tại Toyota, đào tạo con người là quá trình luyện tập cho nhân viên cách tự mình phát hiện vấn đề và tự mình giải quyết vấn đề đó. Để làm được điều này, cấp trên phải hướng dẫn để cấp dưới của mình có được thói quen suy nghĩ một cách căn bản và hiểu bản chất của vấn đề đang cần giải quyết.

BusinessCard
Ngoài công việc quản lý, vận hành sản xuất, sếp trong Toyota còn có công việc là đào tạo nhân viên sao cho họ có thể tự giải quyết được vấn đề. Việc giải quyết các vấn đề thì nên được tiến hành hàng ngày. Đôi lúc có người nói rằng “ở trong công xưởng của tôi chẳng có vấn đề gì cả”. Điều này không đúng, vì thực tế, ở bất kỳ nơi làm việc nào cũng đều phát sinh vấn đề, có thể là vấn đề lớn cũng có thể là vấn đề nhỏ. Theo cách suy nghĩ này, giải quyết vấn đề chính là cơ hội tuyệt vời để đào tạo nhân viên.

“Có vấn đề” không phải là vấn đề, vấn đề chưa được giải quyết mới thực sự là vấn đề.

Suy nghĩ này tạo cho nhân viên của Toyota có thói quen giải quyết vấn đề hàng ngày, qua đó để tiến bộ và phát triển năng lực bản thân.

8 bước giải quyết vấn đề của Toyota

Đây chính là 8 bước quan trọng trong cách giải quyết vấn đề của Toyota, 8 bước này sẽ được lặp lại nhiều lần nhằm hướng tới mục tiêu là kaizen nơi làm việc.

Bước 1: Làm rõ vấn đề (cụ thể hóa vấn đề)

Bước 2: Nắm rõ hiện trạng (phân tầng vấn đề, xác định vị trí xảy ra vấn đề)

Bước 3: Thiết lập mục tiêu

Bước 4: Phân tích nguyên nhân (nguyên nhân gốc)

Bước 5: Lập đề án giải quyết vấn đề (lập ra đề án để giải quyết ứng với mỗi nguyên nhân gốc)

Bước 6: Thực hiện đề án (dựa vào kế hoạch thực hiện để tiến hành đề án đã lập)

Bước 7: Xác nhận, đánh giá hiệu quả (đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được

Bước 8: Tiêu chuẩn hóa (Tiêu chuẩn hóa cách giải quyết vấn đề đã thành công và nhân rộng cho những vấn đề tương tự)

 


Theo cuốn Toyotanosodatekata
Người dịch: Nguyễn Cao Cường
Hiệu đính: Nguyễn Sinh Côn

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan