10 cách khích lệ tinh thần làm việc hiệu quả (phần 1/2)

Ảnh: Inc 

1.Tận dụng hiệu ứng con tắc kè hoa

Brian Scudamore, Người sáng lập, kiêm CEO của 1-800-GOT-JUNK?, You Move Me, và Wow 1 Day Painting (Ảnh: Inc)

Khi không thể tập trung, tôi kiếm một cái bàn trống trong văn phòng và ngồi cạnh một nhân viên đang tập trung làm việc mà tôi không quen biết. Cách này khiến tôi tập trung vì 3 lý do:

– Giúp tôi hưởng lợi từ khả năng tập trung của người khác: Hiệu ứng tắc kè hoa đã được nghiên cứu chứng minh rằng chúng ta có xu hướng sao chép điệu bộ, cách cư xử, vẻ mặt và những hành vi khác của người xung quanh một cách vô thức.

– Giúp mang lại cho tôi cảm giác muốn trở thành hình mẫu tốt: Chúng ta thường có xu hướng muốn khiến người lạ cảm thấy hài lòng hơn là những người quen. Với tư cách là người lãnh đạo, tôi còn có cảm giác áp lực cao hơn khi ngồi cạnh ai đó mà tôi không quen.

– Giúp tôi thoát khỏi lối mòn tâm lý: “Nhiều thói quen của chúng ta hình thành là do ảnh hưởng của môi trường hàng ngày”, nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi Wendy Wood và James B. Duke, giáo sư tâm lý và tâm thần học, đã chứng minh điều này. Vì thế, thay đổi môi trưởng làm việc sẽ thay đổi tâm lý của bản thân.

2. Biến những người làm dịch vụ thành cộng tác để phát triển bản thân

Aaron Steed, CEO của Meathead Movers (Ảnh: Inc)

Động lực thường trực muốn cải thiện hình ảnh của bản thân đến công chúng là phần trọng tâm chủ yếu trong ý nghĩa sống của nhân loại. Tôi là một tín đồ luôn tin tưởng rằng nên sử dụng nguồn động lực vô hạn này để hoàn thành những thứ quan trong mà mình muốn. Tôi luôn làm điều này bằng cách tìm cộng sự tin tưởng cũng như kèm thêm phần thưởng và hình phạt.

Ví dụ, tôi có tật xấu luôn cắn móng tay. Nặng đến mức trong lúc trong phòng họp, tôi luôn phải ý thức giấu tay dưới bàn.

Cho đến một ngày, khi tôi đi làm móng, tôi để ý rằng cô nhân viên làm móng cũng có tật xấu giống như tôi. Tôi đã trêu chọc cô ấy một cách lịch sự về điều đó và cùng nhau nói chuyện một cách thân thiện về tật xấu này. Đó cũng là lúc tôi đã nghĩ ra ý tưởng này: “Tại sao cả hai không cùng nỗ lực từ bỏ thói xấu này?”

Sau đây là thoả thuận giữa hai người mà tôi đã nghĩ ra:

– Nếu tôi cắn móng tay, tôi sẽ trả phí làm móng gấp đôi cho lần kế tiếp gần nhất

– Nếu cô ấy cắn móng tay, tôi sẽ được miễn phí tiền làm móng

-Nếu cả hai cùng thắng hay cùng thua, phí làm móng sẽ như bình thường

Cả hai cùng đồng ý và trong 3 tháng kế tiếp, tôi hoàn toàn không phải trả đồng nào để làm móng.

 3. Chặn ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy chần chừ

Rohit Anabheri, nhà sáng lập Circa Ventures (Ảnh: Inc)

Tôi có thể cảm giác được khi bản thân sắp sửa chần chừ làm việc gì đó. Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy điều này.

Khi điều này xảy ra, thay vì chờ đợi, tôi chặn ngay và lập tức hành động. Cụ thể tôi đã làm như sau:

– Quyết định điều tôi phải làm: Thay vì viết ra “phải làm XYZ”, tôi sẽ viết “làm XYZ trong 1 tiếng”. Như vậy sẽ cụ thể hơn về thời gian mà việc đó phải hoàn thành.

– Lên kế hoạch về thời điểm và nơi chốn giải quyết: Thay vì hy vọng rằng tôi sẽ có đủ thời gian, tôi cố gắng tạo ra đủ thời gian bằng cách lên lịch làm việc.

Kiểu lên lịch làm việc này trong giới học thuật được gọi với cái tên lên kế hoạch “Nếu…thì…”. Trong tóm tắt nghiên cứu về đề tài này năm 94, hai nhà nghiên cứu Peter Gollwitzer và Paschal Sheeran cho thấy kiểu lên kế hoạch này tăng tỷ lệ thành công lên một mức đáng ngạc nhiên.

4. Tìm cách kết nối lại với Hồ Chứa Cảm Hứng của bạn

Doug Conant, cựu CEO của công ty Campbell Soup, nhà sáng lập kiêm CEO của Conant Leadership (Ảnh Inc)

Khi tôi cảm thấy chần chừ, tôi sẽ dành 5 phút để hoàn toàn ngưng mọi việc sắp làm, kết nối lại với mục tiêu bằng cách hình tượng hoá mục tiêu đó trở thành một phần cảm hứng của bản thân.

Cảm hứng chính của tôi luôn là xây dựng một tổ chức với tầm cỡ quốc tế có đủ khả năng đối đầu với những lời chê bài và đương đầu đối mặt với thử thách. Đó chính là động lực luôn thúc đẩy tôi theo một cách vô cùng độc đáo và sảng khoái. Để đạt được điều đó, tôi đã từng bước phát triển từng phần bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

– Tại sao bạn lại lựa chọn trở thành lãnh đạo?

– Trong suốt quá trình lịch sử, vị lãnh đạo nào mà bạn ngưỡng mộ?

– Tố chất nào của họ khiến bạn cảm thấy đáng ngưỡng mộ nhất?

– Tại sao ước mơ của bạn đáng để bạn cắt giảm thời lượng ngủ để lao mình vào làm việc?

– Tại sao lại đáng để bạn đương đấu với thử thách cần mức độ cống hiến trong công việc như vậy?

Nghiên cứu cho thấy rằng có mục đích cụ thể sẽ giúp công việc của bạn trở nên vui vẻ hơn, năng suất hơn. Nếu bạn làm việc bạn yêu thích, bạn sẽ sở hữu một “Hồ Chứa Cảm Hứng” lớn, hồ này sẽ luôn tiếp năng lượng cho bạn mỗi khi gặp khó khăn trở ngại. Và đó cũng chính là là điểm phân biệt giữa nhà lãnh đạo xuất sắc và nhà lãnh đạo bình thường

5. Học tập Steve Jobs dành thời gian để suy nghĩ tại nơi có thể truyền cảm hứng sáng tạo

Ryan Simonetti, đồng sáng lập Convene (Ảnh Inc)

 

Mỗi tuần, tôi đều tổ chức cuộc họp 90 phút “một đối một” với bản thân mình. Mục tiêu của của cuộc họp này là để tôi suy nghĩ một cách chiến thuật về cuộc sống, công việc kinh doanh và những nhiệm vụ quan trọng mà bình thường tôi muốn tránh.

Tương tự như cách tiếp cận vấn đề của Steve Jobs, bằng cách có những cuộc họp trong lúc đi bộ giúp thúc đẩy dòng sáng tạo của ông, tôi thường đi đến sảnh của khách sạn Smyth ở New York để truyền cảm hứng cho bản thân và giúp tăng khả năng tập trung.

Trong mỗi cuộc họp như vậy, tôi luôn hỏi đi hỏi lại hai câu hỏi cơ bản nhất:

Trong tuần này, điều gì quan trọng nhất cần phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu của bản thân cũng như của công ty?

Tại sao điều đó quan trọng

Sau khi trả lời thoả mãn hai câu hỏi trên thì tôi sẽ rất hưng phấn và sẵn sàng cho một tuần làm việc.

(Còn nữa)


Nguồn: Inc

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan