[Ý tưởng hay] MIT phát triển cảm biến phát hiện thịt hư

※Hình ảnh loại cảm biến mới (Nguồn: Sophie Liu)

Một nhóm các nhà hoá học tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã phát triển một cảm biến nhỏ, giá thành thấp có khả năng giúp người tiêu dùng phát hiện xem miếng thịt trong tủ lạnh của họ có còn ăn được hay không. Nhóm phát triển tin rằng thiết bị này sẽ góp phần làm giảm tình trạng lãng phí thức ăn trên toàn cầu.

Ý tưởng đằng sau cảm biến này dựa trên một đặc tính hoá học của ống nano carbon. Tính dẫn điện của các ống nano carbon thường có xu hướng bị ức chế khi trong môi trường xuất hiện một loại khí gas đặc biệt. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều chỉnh các ống nano carbon này với một hợp chất chứa kim loại với tên gọi metalloporphyrins, chứa một nguyên tử đơn cobalt liên kết với nhiều vòng chứa nitơ (nitrogen-containing rings).

Hợp chất này có khả năng liên kết với các amin hữu cơ, như cadaverine và putrescine, được sinh ra khi thịt bị phân huỷ. Khi những khí gas này xuất hiện, điện trở trong ống nano carbon sẽ tăng lên. Phản ứng này rất dễ được đo đạc, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác đến người sử dụng.

Hiện tại, cảm biến này đã được thử nghiệm trên thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá hồi và các thu. Kết quả thu được rất khả quan. Sau khi được bỏ ra khỏi tủ lạnh, bốn loại thịt đã nêu đều có khả năng duy trì độ tươi trong khoảng bốn ngày, và bắt đầu phân huỷ với các mức độ khác nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, cảm biến này có chi phí sản xuất thấp và dễ chế tạo, không tiêu tốn nhiều năng lượng và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được. Người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di đông để kiểm tra các thông số đo đạc từ cảm biến thông qua nền tảng không dây mới được phát triển bởi phòng nghiên cứu Sưager (cũng thuộc MIT). Thiết bị có nhiều tiềm năng ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm, cung cấp một thông tin chính xác và an toàn hơn đến người sử dụng thay vì hình thức “hạn sử dụng” như tiêu chuẩn thông thường. Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành hồ sơ để đăng ký bản quyền công nghệ này.

Đây không phải lần đầu tiên các ống nano carbon được ứng dụng trong việc kiểm tra chất lượng thực phẩm. Vào năm 2012, MIT cũng đã phát triển một cảm biến tương tự với cùng một ý tưởng khởi đầu nhưng được sử dụng để theo dõi khí ethylene, là yếu tố xác định thời điểm trái cây chín.


Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan