Thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao đang nóng dần lên

※Ảnh minh họa: Lễ ký kết liên doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản và Myanmar nhằm phát triển đặc khu kinh tế Thilawa (Nguồn: decn)

Trong những năm gần đây, xu hướng các công ty Nhật Bản tiến vào Myanmar-kể từ khi đất nước này chính thức mở cửa với thế giới đang trở nên ngày càng mạnh mẽ. Nhật Bản và Myanmar đang cùng nhau xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và kinh doanh, nhằm khai thác tốt hơn nguồn nhân lực giá rẻ tại đất nước này. Tuy nhiên Nhật Bản còn cần phải vượt qua nhiều rào cản và đặc biệt tìm cách giữ chân người lao động trong bối cảnh xu hướng cạnh tranh từ Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang dần lớn mạnh.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của Nikkei, ông Toshihiro Mizutani, một quan chức trong Tổ Chức Ngoại Thương Nhật Bản (Japan Extrernal Trade Organization) có trụ sở tại Yangon, đã trình bày nhiều hơn về các thách thức và lợi ích trong việc đầu tư vào Myanmar.

Hỏi: Tại sao ngày càng nhiều công ty Nhật Bản suy nghĩ đến việc tiến vào Myanmar ?

Đáp: Myanmar là một quốc gia “phần lớn” là Phật Giáo. Nhiều người dân theo tôn giáo và họ thường có quan hệ rất tốt với người Nhật Bản. Nguồn nhân lực chất lượng tốt nhưng chi phí thấp của đất nước này thực sự là một yếu tố vô cùng hấp dẫn. Quá trình dân chủ hóa vào mùa xuân năm 2011 của Myanmar đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào nước này. Kết quả là đến tháng 11 năm 2014, có đến 205 đơn vị đã đăng ký tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản, ở Yangon. Các lĩnh vực của họ mở rộng từ giao thương cho đến cả tài chính, bảo hiểm.

Hỏi: Để đặt chân vào Myanmar, các công ty cần phải biết những điều gì? về sản xuất, xây dựng, dịch vụ hậu cần, dịch vụ vận tải..?

Đáp: Đầu tiên, họ cần phải xác định rõ tầm vóc đầu tư của mình. Những vụ đầu tư quy mô nhỏ sẽ không cần vốn lớn và có thể hoạt động theo luật doanh nghiệp của Myanmar, và như thế sẽ không bị nhiều hạn chế. Những công ty trong khối dịch vụ có thể xây dựng các cửa hàng với số vốn thấp nhất khoảng 50,000 USD và chỉ tiêu tốn có 3-4 tháng.

Ngược lại, luật đầu tư ngoại quốc (foreign investment law) sẽ được áp dụng với các khoản đầu tư tầm vóc lớn, ví dụ như xây dựng nhà máy chả hạn. Bộ luật này đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít những ràng buộc. Ví dụ, bộ luật này sẽ cho phép các công ty nước ngoài được miễn thuế doanh nghiệp trong 5 năm, nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp phải thuê nhân công địa phương. Nhân công địa phương phải chiếm ít nhất 25% nguồn nhân lực trong hai năm đầu sau khi thành lập, 50% trong hai năm sau và 75% trong các hai năm tiếp theo.

Cũng theo điều luật này thì các công ty thực phẩm nước ngoài sẽ cần phải liên doanh với công ty của Myanmar rồi mới được kinh doanh tại đây. Các công ty nước ngoài cũng không phép được đầu tư trong 11 lĩnh vực, bao gồm công nghiệp quốc phòng. Mặc dù bộ luật không chỉ rõ mức bao nhiêu thì coi là “quy mô lớn”, nhưng những công ty có vốn điều lệ đến hàng trăm ngàn USD sẽ cần phải chú ý đến bộ luật này.

Hỏi: Nhật Bản và Myanamar đang xây dựng các đặc khu kinh tế, điều đó có lợi gì cho các doanh nghiệp nước ngoài ?

Đáp: Phần lớn những hạn chế được đề cập trong bộ luật đầu tư ngoại quốc sẽ không được áp dụng trong đặc khu kinh tế này. Vùng đặc khu kinh tế Thilawa, dự án được hợp tác nhà nước và tư nhân của Nhật Bản và Myanmar, sẽ bắt đầu mở cửa một phần vào mùa hè năm nay. Theo các quan sát viên thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể tham gia vào hoạt động kinh tế tại khu vực này một cách tự do. Tính đến tháng 12 năm 2014, trong 32 công ty đã ký vào hợp đồng thuê đất, có đến 17 công ty là của Nhật Bản.

residential_layout
Hình ảnh mô tả phân bố của đặc khu tinh tế Thilawa từ trên cao (nguồn: myanmarthilawa.com)

 

Theo bộ luật đầu tư quốc tế, thủ tục xây dựng công ty mới sẽ tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Thông thường, chính phủ Myanamar sẽ “ngâm” hồ sơ khoảng gần 1 năm và chẳng bao giờ giải thích lý do rõ ràng. Tuy nhiên, các đặc khu kinh tế cung cấp một hệ thống cho phép tinh giản phần lớn các thủ tục liên quan đến hành chính. Tôi tin rằng điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho nhiều công ty kinh doanh quốc tế.

Hỏi: Điều đó có nghĩa là môi trường đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Myanmar đang có dấu hiệu đi lên phải không?

Đáp: Chưa. Các nhà kinh doanh đừng vội đặt hy vọng quá cao vào nguồn nhân lực giá rẻ của Myanmar. Trong các khu công nghiệp ở phía Bắc Yangon, nhiều công ty Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang bắt đầu cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực địa phương. Điều này thúc đẩy các công nhân dễ dàng nhảy việc đến những nơi có mức lương tốt hơn. Một công ty may mặc Nhật Bản hiện tại đang phải đối mặt với việc có đến 10% công nhân nhảy việc mỗi tháng. Thậm chí kể cả các nhân viên cổ cồn trắng (nhân viên văn phòng) cũng nằm trong diện được săn đón.

Hỏi: Làm thế nào để các công ty ngăn chặn điều này xảy ra ?

Đáp: Chỉ có cách là tăng lương. Gần đây, một vài công ty đã bắt đầu cung cấp chế độ đào tạo, cho phép các công nhân địa phương cơ hội được đến Nhật Bản thực tập trong vài năm trước khi trở về làm quản lý. Sáng kiến đó giúp nuôi nấng lòng trung thành với công ty tốt hơn. Những người ở Myanmar thường rất coi trọng giá trị gia đình, vì thế tôi nghĩ bước đi này sẽ có hiệu quả tốt, tất nhiên là đi kèm với việc tăng lương.

Phỏng vấn được thực hiện bởi Masahide Kimura


Biên dịch: Trungmaster, theo Asia-nikkei


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan