( Nguồn ảnh: Gizmag)
Một bức tượng điêu khắc nhỏ đến mức không thể được thấy bằng mắt thường. Nó được cho là bức tượng nhỏ nhất mà con ngưởi từng tạo ra, có kích thước 20 x 80 x 100 micron. Tác phẩm này do nghệ nhân Jonty Hurwitz tạo ra, nằm trong một chuỗi tác phẩm tương tự, đều có kích thước nhỏ tưởng đương lượng móng tay của bạn sẽ dài ra trong vòng 6 giờ, đồng thời chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử.
Công nghệ điêu khắc này sử dụng kỹ thuật in 3D ở cấp độ Nano cùng với một kỹ thuật khác gọi là multiphoton lithography, cụ thể là những tác phẩm ấy được tạo bằng cách sử dụng tia laser sinh ra bằng quá trình hấp thụ hai photon. Bằng cách đó, từ một khối gel polymer hoặc monomer nhạy sáng, phần điêu khắc sẽ bị đông cứng lại nhờ laser, sau đó các phần thừa dạng gel bị rửa trôi đi.
Cách hấp thu photon này chỉ diễn ra tại đầu kim phát laser vô cùng nhỏ giúp tạo ra một viên “gạch” 3D. Đầu kim này sẽ dần di chuyển từng đoạn vô cùng nhỏ dưới sự điều khiển của máy tính để tạo ra một dãy các viên “gạch”. Sau một công đoạn vô cùng rắc rối và tốn hàng giờ đồng hộ, bức tượng 3D sẽ được thành hình nhờ kết cấu của sắp xếp của nhiều viên “gạch” như vậy.
“ Chúng ta sống trong một thời đại mà vô số điều tưởng chừng không thể cuối cùng đều bị vượt qua. Theo một phương cách bé nhỏ nào đó, bản thân chúng ta đã trở thành bán thần trong lĩnh vực sáng tạo. Nghệ thuật đương đại theo cách nhìn của tôi thì cần phải ánh đúng tình trạng của nhân loại hiện nay, cần phải đại diện được cho xã hội và thời đại mà chúng được tạo ra. Hãy thử suy nghĩ về 6000 năm trước lúc con người tạo ra những bức tranh thú trên vách hang động đá, kể từ đó chúng ta đã tiến được một bước dài. Bức tượng điêu khắc cấp độ nano này chính là tập hợp của những kỹ thuật tiến bộ được con người phát minh, là quá trình súc tích hàng ngàn năm nghiên cứu và phát triển”, Hurwitz đã nói
Những tượng điều khắc khác cùng nhóm do Hurwitz tạo ra bao gồm:”Trust,” “Cupid and Psyche: The First Kiss,” và “Intensity”, mang theo mục đích khám phá ý tưởng khoa học đối đầu vơi huyền thoại, cổ tích đối đầu với thực tế.
Bức tượng Cupid and Psyche: The First Kiss( Nguồn ảnh: Gizmag)
“Thực tế là mắt con người tuyệt đối không thể thấy được những bức tượng này. Tất cả nhưng gì bạn thấy đều là một tấm kính nhỏ trắng trơn, chỉ khi bạn đem tấm kinh đó quan sát bằng kính hiển vi điện tử thì nó mới hiện ra trên màn ảnh. Thế thì làm sao bạn có thể chắc rằng thực tế nó có tồn tại? Tất cả những gì bạn có thể tương tác với nó là sử dụng chuột với một màn hình thông qua một khoảng không và một dãy quá trình lượng tử phức tạp chiếu các hạt electron vào tượng để xác định hình dạng tượng. Làm sao bạn có thể chắc chăn nó tồn tại khi nhưng giác quan cơ bản của bạn đều khẳng định rằng chẳng có gì ở đó cả? Đó chính là ranh giới mờ ảo giữa khoa học và huyền thoại.
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy.
Nguồn: Gizmag