Phương thức sản xuất Toyota (phần 2)

Nguồn: Honsha.org

1. Phương thức sản xuất Toyota (トヨタ生産方式 – Toyota Production System)

Nếu đi vào phân tích Phương thức sản xuất Toyota, đầu tiên phải kể đến chế tạo theo kiểu Toyota. Đó là việc tạo nên dòng chảy ở công trường sản xuất. Đó không phải là việc để tập trung máy tiện với máy tiện, tất cả máy phay để gom vào một chỗ như thông thường. Chúng được bố trí từng chiếc từng chiếc theo công đoạn, ví dụ như Máy tiện – Máy phay – Máy khoan. Nhờ đó mà có thể thay đổi từ một người – một máy sang một người – nhiều máy, hay nói chính xác hơn là phụ trách nhiều công đoạn để làm tăng năng suất. Thêm một điều nữa phải kể đến, đó là Phương thức Kamban. Đây là công cụ vận hành của Just in Time. Kamban là một công cụ hữu hiệu để có được vật cần thiết, vào đúng lúc cần thiết, với số lượng cần thiết. Kamban chứa thông tin trao đổi, thông tin hướng dẫn vận chuyển của hàng hoá và thông tin hướng dẫn công việc tại các công đoạn sản xuất.

2. Just in time

Nếu có thể có được vật cần thiết, vào đúng lúc cần thiết, với số lượng vừa đủ, thì có thể xoá bỏ đi được sự lãng phí, sự không cần thiết và sự bất hợp lí tại công trường sản xuất, đồng thời giúp làm tăng hiệu quả sản xuất. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này, chính là ông Toyota Kiichiro, người sáng lập ra công ty ô tô Toyota. Thế hệ sau này, những người được truyền lại, đã triển khai ý tưởng đó và hình thành một hệ thống sản xuất. Không đơn thuần chỉ là In Time, mấu chốt ở đây là Just In Time. Cùng với khái niệm về Tự Động Hoá, Just In Time chính là cột trụ thứ 2 trong phương thức sản xuất Toyota.

3. Năm lần tại sao (5回なぜ)

Để phát hiện xem đâu là vấn đề, hãy hỏi “Tại sao?” 5 lần. Chính điều này thể hiện thái độ căn bản trong việc tiếp cận vấn đề một cách khoa học của Toyota. Nghĩa là, trong phương thức sản xuất Toy¬ota, 5W bằng với 5 lần hỏi Why. Việc lặp đi lặp lại 5 lần Tại sao ? này giúp hiểu được căn nguyên của vấn đề, đồng thời cũng biết luôn được phải làm thế nào thì tốt = how.

4. Chân nhân (真因-Shinin)

“Chân nhân” (nguyên nhân cốt lõi của vấn đề) ẩn chứa đằng sau nguyên nhân. Trường hợp nào cũng vậy, nếu không đào sâu nguyên nhân (bằng cách hỏi tại sao, tại sao?) để tìm ra chân nhân và từ đó đưa ra cách giải quyết thì mãi mãi không đưa ra được một biện pháp hữu hiệu.


Biên tập: Trịnh Trần Khánh Duy
Theo cuốn “Phương thức sản xuất Toyota”


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan