Đại học Havard là nơi đào tạo ra những con người thay đổi thế giới. Tại đây họ đào tạo một cách triệt để những thứ gọi là bản chất của Business. Những sinh viên tốt nghiệp tại đây thường trở thành những nhân vật chủ chốt, những nhà lãnh đạo trong các công ty hàng đầu thế giới. Vậy tại Havard, những sinh viên tại đây coi trọng những gì. Loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 10 điều mà sinh viên Havard coi trọng.
Bài đầu tiên sẽ là 3 điều giúp bạn vượt qua thất bại.
1. Vứt bỏ thành công trong quá khứ
“Hãy quên đi những thành công trong quá khứ” đây là điều mà các sinh viên đậu vào Havard được nghe trong buổi giới thiệu dành cho tân sinh viên. Càng những người giỏi lại càng dễ mắc phải thất bại ‘bị gò trong những thành công của quá khứ’”. Đỗ trường đại học danh tiếng, đạt được giải thưởng uy tín…, những thành công này đã tạo nên con người chúng ta, tự hào cũng là đương nhiên. Tuy nhiên, thế giới kinh doanh luôn biến động, những trải nghiệm thành công trong quá khứ không còn hữu ích trong hiện tại. Ngay cả bây giờ có được những ý tưởng cho ra sản phẩm tuyệt vời đi chăng nữa, ngày mai có thể một công ty đối thủ có thể cho ra sản phẩm tuyệt vời hơn đánh bại năng lực cạnh tranh của chúng ta, đó là đấu trường kinh doanh. Không chỉ doanh nghiệp, mà ngay chính bản thân chúng ta, những người trong sân chơi này nếu chỉ duy trì hiện trạng thì chẳng khác gì đặt mình ở trạng thái thua trận. Cho dù được cấp trên khen đi chăng nữa nhưng chưa chắc cấp trên mới đã khen bạn đâu. Chính những người thành công mới lại càng cần vứt bỏ những hoài niệm về thành công để tìm cơ hội và phương pháp thành công mới.
Hãy làm thử xem sao:
Hãy thử viết ra những điều sau: Những trải nghiệm thành công, những điều từ trước tới bây giờ chưa làm bao giờ. Khi viết trải nghiệm thành công hãy viết ra cả lý do vì sao đã thành công. Đối với những điều mới mẻ mà từ trước tới giờ bản thân chưa từng thực hiện cũng hãy mạnh dạn viết ra và thử tìm cách thức thực hiện xem thế nào.
[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]
2. Không đổi tại “chưa có tiền lệ”.
Không bỏ qua cơ hội chỉ vì những lý do mang tính bảo thủ như trên.
Tại Havard học sinh được học về sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Quản lý là người nỗ lực duy trì hiện trạng bằng cách cố gắng làm những việc được giao phó một cách hoàn hảo không lỗi lầm. Lãnh đạo thì khác. Lãnh đạo là người tạo ra những điều mới mẻ. Công việc hiện tại có điểm gì có thể cải thiện được không? Có cơ hội nào cho một mảng kinh doanh mới hay không? chỉ những người luôn suy nghĩ và thử sức với những điều mới mẻ chưa có tiền lệ mới thực sự trở thành những nhà lãnh đạo. Nếu bạn là lãnh đạo, khi được cấp dưới đề xuất một phương án mà chưa từng có trước đây đừng vì lý do “chưa có tiền lệ” mà loại bỏ nhé. Những ý tưởng mới lạ không chừng sẽ trở thành cơ hội lớn trong tương lai. Nếu bị loại bỏ thì thực sự đáng tiếc đấy.
Hãy làm thử xem sao:
Chỉ cần một ý tưởng cũng được. Hãy thử đề xuất một ý tưởng mà chưa từng có trước đây trong tập thể bạn đang tham gia.
Để suy nghĩ được những ý tưởng chưa từng có trước đây, có thể bắt đầu từ việc nói chuyện với cấp trên hay tra cứu trong dữ liệu của công ty, tổ chức mà bạn trực thuộc. Đối với những ý tưởng tưởng như điên rồ chưa từng có trong quá khứ cũng không sao, hãy thử suy nghĩ về đề xuất xem sao.
[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]
3. “Không sao” hãy tự an ủi bản thân nghe khi gặp khó khăn
Cho dù có gặp khó khăn đi chăng nữa, hãy tin vào bản thân để làm tới cùng.
Khi bạn bắt đầu làm một điều gì mới mẻ, chắc chắn sẽ xuất hiện những ý kiến phản đối. Gồng mình chống lại những ý kiến phản đối đó và thử sức đến cuối cùng, vẫn có thể bạn sẽ thất bại nhưng điều bạn thu được nhiều hơn kết quả đó. Sinh viên Havard được học nhiều từ những người đi trước, trong đó có những nhà kinh doanh đã phải rơi vào nhiều hoàn cảnh khó khăn. Những lúc như vậy, họ tự nói cho bản thân nghe rằng “không sao cả” , tin vào bản thân và làm việc cho tới cùng. Khi gặp khó khăn, nếu dừng lại ngay thì sẽ dễ bị nản chí nhưng một khi quyết tâm làm cho tới khi cho ra kết quả thì quá trình đó là “quá trình đến thành công”. Một khi thất bại, điều hết sức nên tránh đó là “không dám tiến một bước tiếp theo”. Những thất bại trong tổ chức đừng chỉ nghĩ đó là thất bại cá nhân, hãy coi đó là thất bại mà những người khác cũng cùng gánh trách nhiệm. Nếu lo lắng vì thất bại cũng hãy suy nghĩ rằng “đây cũng chưa phải là chết”.
Hãy làm thử xem sao:
Hãy viết thử những lý do mà bản thân suy nghĩ “không sao” và nhìn vào đó.
Những lúc khó khăn, hãy viết ra những căn cứ để chứng minh cho suy nghĩ “không sao” của bản thân. Ví dụ như: “vẫn còn có gia đình, vẫn còn người giúp đỡ, vẫn còn trẻ, mình vẫn đang còn rất khỏe, đã chuẩn bị kỹ càng…” dù là lý do gì đi chăng nữa hãy cố gắng viết ra thật nhiều và thật rõ ràng để khẳng định cho suy nghĩ của bản thân nhé.
[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]
Phần 2: Xây dựng niềm tin tạo dựng mối quan hệ
Biên dịch: Nguyễn Sinh Côn
Theo Nikkei Top Leader tháng 2/2017