Cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản (phần 2/4)

  1. Sử dụng, tiếp xúc vật nguy hiểm, vật độc hại

Những vật có tính dễ nổ, dễ tạo ra lửa, dễ cháy thì, chỉ cần nhầm lẫn 1 chút trong cách sử dụng, tiếp xúc thì sẽ thành tai nạn lớn.

Ví dụ, đưa nguồn lửa lại gần những thùng phi rộng đã chứa dầu các loại, sử dụng nguồn lửa trong phòng vừa sơn xong, thì có nguy cơ gây ra nổ.Mặt khác, những vật độc hại như dung môi hữu cơ thì vì có nhiều vật không nhìn thấy được bằng mắt thường, nên dễ dẫn đến tình trạng sử dụng, tiếp xúc mà không chú ý, nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài thì sẽ có biểu hiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cần thiết phải có đầy đủ tri thức về vật sử dụng, tiếp xúc và tâm thái tỉ mỉ, cẩn thận.

11
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Chú ý khi sử dụng, tiếp xúc vật nguy hiểm, vật độc hại

①Bắt buộc tiến hành thao tác bằng phương pháp được quy định.

②Bắt buộc sử dụng dụng cụ bảo hộ tương ứng với thao tác.

③Không để vật nguy hiểm, vật độc hại đổ ra sàn, không tiếp xúc trực tiếp bằng tay.

④Sau khi sử dụng, tiếp xúc vật độc hại, bắt buộc rửa tay.

⑤Hiểu rõ tính chất của chất độc hại sử dụng, tiếp xúc thông qua nhãn biểu thị dán trên đồ đựng hay SDS (bảng dữ liệu an toàn)

12
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

*SDS (bảng dự liệu an toàn): là văn bản ghi rõ thông tin cần thiết về tính độc hại,…và phải thông báo khi chuyển vật độc hại cho công ty khác.

  1. Sử dụng đúng cách đồ bảo hộ thích hợp

Việc sử dụng đồ bảo hộ là lớp phòng hộ cuối cùng

Dù có đối sách an toàn tại máy móc, thiết bị, làm cho môi trường thao tác trở nên không gây hại cho sức khỏe, nhưng trong thao tác có sử dụng, tiếp xúc vật độc hại, nguy hiểm thì, có khi phải bảo vệ chính bản thân mình bằng cách sử dụng đồ bảo hộ.

Sử dụng đúng cách đồ bảo hộ thích hợp

Trong các loại đồ bảo hộ thì có nhiều chủng loại bảo hộ từng bộ phận cơ thể, nên hãy sử dụng đúng đồ bảo hộ phù hợp với thao tác.

Đồ bảo hộ thì, nếu cách sử dụng không đúng, sẽ không có tác dụng bảo hộ của đồ bảo hộ. Hãy sử dụng đúng phương pháp.

13
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

+ Phương pháp sử dụng đúng cách từng loại đồ bảo hộ:

– Giầy bảo hộ: ngón tay trỏ có cho lọt ở vị trí gót chân hay không.

14
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Mũ bảo hộ: đội sâu, thẳng đứng, thắt dây quai hàm.

15
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Bịt tai: kéo dây từ phía trên đằng sau, nhét bịt tai vào phần trên của tai.

16
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Đai an toàn: khóa vào đai chính ở thắt lưng, móc móc vào vị trí cao hơn thắt lưng.

17
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Khẩu trang phòng độc, khẩu trang phòng bụi: ấn nhẹ vào cửa hút khí, kiểm tra xem có bị thoát khí không.

18
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
  1. 4S là cơ bản của vệ sinh an toàn

4S là tên của hoạt động an toàn vệ sinh, được lấy từ 4 chữ cái đầu S trong các từ Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp), Seiso (vệ sinh), Seiketsu (sạch sẽ). Những tai nạn do đã không thực hiện Seiri, Seiton đến nơi đến chốn như bị ngã do vấp phải vật liệu để trên đường đi, bị chấn thương do đồ đạc đổ xuống do cách xếp chồng đồ đạc chưa tốt, vẫn đang xảy ra.

Seiri (sàng lọc): loại bỏ những đồ vật không cần thiết

Seiton (sắp xếp): để đồ vật đúng nơi quy định để dễ sử dụng

Seiso (vệ sinh): loại bỏ vết bẩn, rác ở máy móc, thiết bị, nơi làm việc

Seiketsu (sạch sẽ): giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để tạo ra vết bẩn, rác

19
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Duy trì hoạt động 4S

①Thực hiện 1 công việc – 1 lần dọn dẹp. (sau khi kết thúc 1 công việc, dọn dẹp công cụ,…trước khi làm việc khác).

②Để thùng rác, nơi đặt vật không cần thiết ở nơi phù hợp.

③Thực hiện vệ sinh máy móc, trang thiết bị định kỳ, không để dò nước, rỉ dầu xảy ra.

④Thực hiện đặt để, xếp chồng an toàn, đúng cách.

⑤Đặt, để đồ vật đúng nơi quy định. Quy định, biểu thị rõ vị trí đặt đồ vật,…làm cho chỉ cần liếc nhìn là có thể hiểu được việc đã được sắp xếp.

20
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
  1. Tuân thủ quy tắc về đường đi, di chuyển

Trong khu vực xưởng thì, các loại xe như xe nâng vận chuyển chế phẩm, vật liệu di chuyển thường xuyên, nhân viên thao tác cũng thường xuyên trong tình trạng bận rộn đứng thao tác. Hãy tuân thủ quy tắc về đường đi, di chuyển trong khu vực xưởng được quy định như trên đường xá bên ngoài.

Mặt khác, hãy luôn luôn thực hiện Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp), không để vật liệu, đồ vật chèn lên vị trí ở đường đi.

21
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Những điểm cần chú ý khi di chuyển trong khu vực xưởng

①Nguyên tắc là người đi bên phải, xe đi bên trái đường.

②Bắt buộc đi trên đường di chuyển đã quy định. Không được rẽ tắt, đi xuyên qua vị trí ngoài quy định.

③Không vừa xỏ tay vào túi vừa đi bộ.

④Vừa chú ý bước chân, xung quanh vừa đi bộ, không được chạy.

⑤Khi đi cắt ngang qua đường, phải dừng lại, xác nhận trái phải, rồi mới được đi tiếp.

⑥Nhường đường cho người đang mang vác đồ vật hay xe chở đồ.

⑦Tại cửa ra vào hay góc cua, hành động thận trọng.

22
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

[divider]

Hoàng Minh

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan