Sự chuyển mình của nền sản xuất Nhật Bản và cơ hội của người kỹ sư (phần 1)

Xu thế dịch chuyển sản xuất quay về lại trong nước

Từ những năm 2000 đến nay, tầng lớp kỹ sư Nhật đã trải qua một quãng thời gian không được thuận lợi. Bởi vì đó là thời điểm xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước khác đang bùng nổ,nhằm cắt giảm chi phí và việc tái cấu trúc doanh nghiệp,…được coi trọng hơn.

Tuy nhiên, từ nay sẽ dần có sự chuyển biến trong xu hướng trên.

Chi phí nhân công các nước mà tiêu biểu là Trung Quốc đang có xu hướng tăng mạnh. Theo bản thông cáo về tình hình sản xuất của Nhật thì trong vòng 2 năm trở lại đây, có khoảng 13% doanh nghiệp (xấp xỉ 100 công ty) đã chuyển các cơ sở sản xuất về lại trong nước.

Lý do không chỉ là bởi “giá yên cao” hay ”chi phí sản xuất tại nước ngoài tăng cao”. “Kỳ hạn giao hàng cùng vấn đề chất lượng khi sản xuất tại nước ngoài” mới là nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp đưa ra.

 

Số lượng doanh nghiệp quay trở về sản xuất lại trong nước (n=738)

1-1

                                      Lý do quay trở lại sản xuất trong nước (n=90)

1-2 

                                                            Tham khảo: số liệu điều tra tình hình sản xuất kinh tế Nhật Bản (2014/12)

Trong nhiều công ty, sự hấp dẫn của nhân công giá rẻ vẫn được coi trọng hơn kỹ thuật sản xuất . Nhưng khi chi phí sản xuất nước ngoài tăng cao thì ưu thế nhân công giá rẻ cũng không còn, và ngành khoa học kỹ thuật cao của Nhật sẽ được đề cao trở lại. Những doanh nghiệp tại Nhật sẽ tập trung vào phát triển-sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, còn những cơ sở ngoài Nhật sẽ chuyên về sản xuất và phát triển những mặt hàng bình dân. Những cơ sở sản xuất tại nước ngoài và trong nước trở thành 2 chiếc bánh xe giúp vận hành nền sản xuất của Nhật. Tại đây những kỹ sư tại Nhật sẽ được yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt so với nước ngoài.

Trong thực tế, đầu tư sản xuất trong nước (Nhật Bản) đang có xu hướng tăng cao. Những nhà máy mới và robot được ứng dụng với mục tiêu nhằm tăng hiệu suất sản xuất trong nước và phát triển những kỹ thuật tiên tiến. Trước những thay đổi lớn mạnh trong ngành chế tạo thì việc đảm bảo nguồn nhân lực cho nó cũng là nhiệm vụ cấp bách. Có thể nói, hiện nay nhu cầu về kỹ sư càng ngày càng cao, không chỉ số lượng  đầu việc tăng lên mà cơ hội phát triển cũng ngày càng rộng mở.

Sự thay đổi của ngành sản xuất Nhật Bản một lần nữa dẫn tới những thay đổi trong cách nhìn nhận về giá trị cùa người kỹ sư.

 

Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài và tỷ suất giá trị sản xuất tại Nhật

1-3

Tham khảo: Số liệu điều tra các doanh nghiệp năm 2015 do Bội Nội Câc Nhật Bản tiến hành

Giá nhân công các nước (một tháng)

1.4'

                                                            Tham khảo: số liệu điều tra của JETRO

Cuộc cách mạng sản xuất lần 4 nhờ IoT

 

octopus-1220817_1280
                                                                                                                                                                                                                                              nguồn: pixabay

 

Hiện nay, sự bùng nổ của IoT giúp tạo ra môi trường làm việc mới cho người kỹ sư.

Bạn đã từng nghe đến “IoT” chưa?

Đó là từ viết tắt của “Internet of Things”, tức là “toàn bộ mọi thứ đều kết nối đến internet”. Về cơ bản mọi hoạt động kết nối đều thông qua máy tính. Tuy nhiên không chỉ điện thoại thông minh hay tablet (máy tính bảng), sản phẩm điện gia dụng và ô tô,..mà còn nhiều sản phẩm cơ khí đều có thể  kết nối, trao đổi thông tin và điều khiển ngoại vi, đồng bộ thông tin.

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và  môi trường internet thì thông tin tương tác trực tuyến trong nhà máy và tính năng sản phẩm đang có sự thay đổi lớn.Ví dụ, trong ngành chế tạo xe hơi thì kỹ thuật truyền thông tin bằng GPS đang rất phát triển. Ngoài ra, có những dịch vụ giúp xác nhận dấu hiệu sống của người dùng qua thông qua việc có sử dụng tủ lạnh hay không. Và có những điện thoại đang được phát triển mà từ nó có thể điều khiển được những thiết bị như điều hòa từ xa. IoT cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất xây dựng với những ngôi nhà thông minh có khả năng tự tiết kiệm năng lượng, hoặc có thể điều khiển sao cho nguồn năng lượng thu được từ tấm panel mặt trời là tốt nhất,…Như vậy, ứng dụng của IOT rất là phong phú, khả năng ứng dụng của nó lên ngành sản xuất chế tạo sản phẩm không phải là bất khả thi.

Tại Đức và Mỹ trào lưu về nhà máy 4.0 càng ngày càng thịnh hành. Cuộc cách mạng sản xuất lần 4.0 được tạo ra bởi sự số hóa của công nghệ này tạo ra một thay đổi lớn đối với bộ mặt của của ngành công nghiệp sản xuất. Quá trình sản xuất được áp dụng kỹ thuật số hóa, tự động hóa hay công nghệ ảo hóa nhằm giảm giá thành sản xuất đến mức nhỏ nhất có thể.

Hiện tại, những nhà máy điện tử  và ô tô của Đức, doanh nghiệp công nghệ thông tin đang cật lực phát triển lên những nhà máy thông minh hay “những nhà máy có khả năng tự suy nghĩ”.Tại Đức nhà máy thuộc mô hình liên kết giữa nhà nước-doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng, và khuynh hướng của nó đang tạo ra sự chú ý đáng kể.Ví dụ, tại Volkswagen thì những nhà máy thông minh đang được đầu tư, có thể nhập dữ liêu trực tuyến lượng hàng tồn khô, sửa chữa những điểm bất thường trong máy móc trước khi nó gây hại, dẫn tới giảm giá thành sản xuất.

Ngoài ra, chúng ta có thể trông đợi việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua quản lý bằng công nghệ thông tin. Những thành công trong việc giảm giá thành sản xuất sẽ tăng tính cạnh tranh về giá. Có thể nói đây sẽ là cuộc cách mạng công nghệ thế kỷ 21 .

Trong hoàn cảnh như thế thì người kỹ sư được trông đợi ở trình độ cao hơn nữa. Người kỹ sư cần sự đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của khoa học công nghệ thông tin. Ngoài việc nắm vững những kỹ thuật cao, họ còn cần những kỹ năng quản lý giá,…Có thể nói là yếu tố “tầm nhìn  kinh doanh” cũng được coi trọng. Những công đoạn mà trước giờ chưa để ý tới sẽ dần được xử lý bởi thiết bị công nghệ thông tin.

(còn nữa)

[divider]

HOÀNG SƠN

QUANG TRUNG 

Tham khảo : “エンジニアのため年収倍増計画”

 

 

 

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan