Công ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội (Urenco) đã liên kết với một công ty Nhật Bản để sản xuất nhiên liệu đốt từ lượng rác thải đang tăng dần hàng năm của Việt Nam. Công ty đối tác ở đây là Ichikawa Kankyo Engineering, một công ty xử lý rác thải hàng đầu của Nhật Bản, đặt trụ sở tại thành phố Ichikawa, Tỉnh Chi Ba, Nhật Bản. Mục tiêu của liên doanh sẽ sản xuất đến 12000 tấn nhiên liệu rắn từ nhựa và giấy bỏ đi (refuse paper and plastic fuel, gọi tắt RPF), năm 2018.
Bối cảnh
Hiện nay lượng rác thải do Việt Nam thải ra tăng đến 7 lần trong một thập kỷ. Tính đến cuối năm 2015, lượng rác thải của Việt Nam đạt khoảng 43,6 triệu tấn, so với 5,9 triệu tấn năm 1996. Đến năm 2025, dự kiến lượng rác thải sẽ đạt khoảng 91 triệu tấn. Phần lớn lượng rác thải này được xử lý bằng cách chôn thủ công.
Việt Nam hiện tại chưa có các lò đốt lớn như ở Nhật Bản. Rác thải thậm chí còn không được nghiền nát trước khi chôn. Điều này làm dấy lên những lo ngại về vấn đề môi trường và sự chú ý của dư luận. Như gần đây, một doanh nghiệp Đài Loan đã xả thải độc ra môi trường gây chết hàng loạt cá. Các chuyên gia cho rằng chẳng sớm thì muộn, vấn đề rác thải sẽ sớm bị cộng đồng để ý.
Giải pháp
Nhiên liệu đốt RPF được sản xuất bằng cách băm nhỏ và phơi khô nguyên liệu giấy và nhựa thải, sau đó hoá rắn những gì còn sót lại. Nhiên liệu này có thể tạo ra lượng nhiệt lớn hơn 20-30% so với than đá. Tại Nhật Bản, rất nhiều công ty sản xuất giấy và xi măng đang sử dụng loại nhiên liệu này. Lý do là bởi nhiên liệu RPF chỉ có giá bằng một nửa than đá, có thể thay thế hoặc dùng chung với than đá.
Hiện tại, liên doanh đã bắt đầu chạy thử nhà máy tại ở phía bắc tỉnh Hưng Yên. Nguồn nguyên liệu được thu thập từ các nhà doanh nghiệp sản xuất giấy của Nhật Bản ở Việt Nam. Nhà máy này có công suất 2400 tấn RPF một năm. Số lượng nhà máy sẽ được tăng thêm gấp 5 lần để đạt sản lượng tổng 12000 tấn vào năm 2018.
Rác thải ở Việt Nam thường ít khi được phân loại, tuy nhiên nếu được phân loại kỹ thì các nhà sản xuất RPF sẽ có thêm nguồn nguyên liệu từ các nơi khác, ví dụ như hộ gia đình. Đại diện của Ichikawa Kankyo cho rằng đây cũng sẽ là động lực để Việt Nam sử dụng nhiều nhiên liệu RPF hơn, một trong những lý do công ty hợp tác cùng Urenco.
Định hướng
Liên doanh sẽ bán nhiên liệu RPF cho các công ty sản xuất giấy của Việt Nam hoặc chi nhánh của các công ty thực phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra liên doanh cũng lên kế hoạch bán nhiên liệu cho các nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà liên doanh sẽ mở rộng nhà máy tại miền Trung và miền Nam.
Một hướng khác của liên doanh đó là xây dựng các nhà máy RPF mini ở trong các xưởng giấy, bởi vì đây là nguồn nguyên liệu chính. Cách làm này sẽ giảm chi phí vận chuyển đáng kể.
Công ty Ichikawa Kankyo nắm giữ 51% cổ phần trong liên doanh, và Urenco giữ phần còn lại. Cả hai công ty đều hy vọng đây sẽ là nhà sản xuất RPF toàn phần hàng đầu của Đông Nam Á. Được thành lập năm 1971, công ty Ichikawa Kankyo hiện đang cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ môi trường khác nhau tại Nhật Bản, bao gồm xử lý rác thải, nước, và tái chế. Hàng năm công ty sản xuất khoảng 12000 tấn RPF tại Nhật Bản.
Dự kiến từ năm sau 2017, liên doanh sẽ bắt đầu phát sinh lợi nhuận.
[divider]
Biên dịch: Trungmaster, theo Nikkei Asian Review