I. Xu hướng toàn cầu hóa
Các doanh nghiệp xuất ô tô của Nhật Bản hiện nay đang dần mở rộng sang các thị trường sản xuất của các nước đang phát triển do lợi thế về nhân công giá rẻ tại các thị trường này, cũng như nhu cầu xe hơi ngày một gia tăng.
Trong từng giai đoạn khác nhau mà cách thức mở rộng chi nhánh, sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi cho phù hợp.
- Giai đoạn từ 1980 đến 2000: Tập trung mở rộng sản xuất tại các quốc gia phát triển đặc biệt là Bắc Mĩ.
- Sau đó tập trung mở rộng sang các nước đang phát triển do nhu cầu đang ngày một tăng cao của các nước này, chủ yếu ở khu vực châu Á.
- Khủng hoảng tài chính bùng nổ rồi lắng xuống, kinh tế các nước đang phát triển tăng tốc mạnh. Sản xuất tại nước ngoài lại tập trung về các nước đang phát triển. Cứ 3 chiếc xe thì có 2 chiếc được sản xuất tại nước ngoài.
II. Tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trong hơn 20 năm qua, dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa, cơ cấu sản xuất của ngành ô tô của Nhật Bản đã có những bước thay đổi vô cùng to lớn. Từ năm 1990 đến năm 2014, tổng số xe sản xuất trong nước giảm 3,71 triệu chiếc và số xe tiêu thụ trong nước giảm 2.34 triệu chiếc. Sau cú sốc kinh tế Lehman, số lượng xe sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn gần 10 triệu chiếc trong khi số xe sản xuất tại nước ngoài lại tăng từ 3 triệu chiếc lên 14,2 triệu chiếc. Số lượng xe tiêu thụ trong nước mặc dù đang trên đà giảm sút, nhưng số lượng ô tô do các hãng xe hơi Nhật Bản sản xuất vẫn tăng mạnh.
Điều đó cho thấy sự phát triển của ngành ô tô của Nhật Bản phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn thu xuất khẩu.
Để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với nhiều ưu đãi tạo ra bởi các hiệp định hợp tác kinh tế song phương, đa phương, Nhật Bản đặt lộ trình, mục tiêu ký kết các hiệp đinh đối tác kinh tế, gọi là chiến lược “phục hưng Nhật Bản”. Mục tiêu đến năm 2018 các hiệp định đối tác kinh tế (EPA) sẽ được ký kết và thông qua 70 % (Theo “Chiến lược phục hưng Nhật Bản” -bản đính chính năm 2014 được thông qua trong kỳ họp Quốc Hội ngày 24 tháng 6 năm 2014).
Hiện tại, các hiệp định mậu dich hợp tác kinh tế EPA của Nhật Bản còn rất khiêm tốn, mới chỉ ký kết được 22,7% (trong khi đó Hàn Quốc: 39,9%, Trung Quốc: 28,5%, Hoa Kỳ: 39,8%, EU: 29,3%). Một số hiệp định về hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với 13 nước và một vùng lãnh thổ đã có hiệu lực (kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2015 hiệp định EPA Nhật – Úc có hiệu lực, ngày 10 tháng 2 năm 2015 hiệp định EPA Nhật – Mông Cổ được ký kết).
Nhật Bản cũng đang thúc đẩy các đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại tự do như TPP, Nhật – EU, RCEP, FTA Nhật – Hàn.
III. Giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh
Để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thì ngoài chất lượng sản phẩm tốt và chất lượng phục vụ khách hàng tốt thì việc giảm giá thành sản phẩm tới mức tối đa cũng vô cùng quan trọng. Một giải pháp là phải thay đổi cách chế tạo xe hơi từ trước tới nay để giảm các chi phí không cần thiết, giảm tối đa số công đoạn trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Gần đây, các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản đang hướng tới giảm giá thành sản phẩm song song với đa dạng hóa chủng loại xe. Công đoạn thiết kế xe hơi được đẩy lên một tầm cao mới, thay vì tiêu chuẩn hóa kiểu dáng, kích thước của các loại xe khác nhau, thì giờ đây các module được tiêu chuẩn hóa và sử dụng chung. Để tạo ra một chiếc xe hơi chỉ đơn giản lắp ghép các module có sẵn lại với nhau. Ý tưởng này đang rất được ưa chuộng.
Các hãng xe của Nhật Bản hướng tới mục tiêu đa dạng hóa chủng loại xe và giảm giá sản phẩm bằng cách thử nghiệm các ý tưởng, dự án nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả như mong đợi. Các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản hầu hết đều đang hướng tới module hóa, nhưng cách làm của họ thì có đôi chút khác nhau.
Chẳng hạn như dự án CMF (Common module Family) đang được Nissan đưa vào phát triển, sử dụng một ý tưởng thiết kế module trước cho nhiều loại xe khác nhau. Trong khi đó các dự án khác như TNGA (Toyota New Global Architecture) của Toyota và CA (Comon Architecture) Mazda lại hướng tới việc hệ thống hóa ý tưởng của nhiều loại xe từ đó thống nhất và thiết kế đồ phụ tùng có thể dùng chung, tức là thiết kế xe trước rồi mới thiết kế module sau.
Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu cụ thể các dự án của họ ở dưới đây:
Nissan CMF
Trong dự án này của Nissan, xe hơi sẽ được chia thành các phần cơ bản, sau đó tiến hành module hóa từng phần. Dự kiến trong năm nay Nissan sẽ cho ra mắt sản phẩm đầu tiên sử dụng phương pháp này. Đây cũng là bước đệm đầu tiên trong kế hoạch sử dụng phụ tùng dùng chung cho nhiều loại xe khác nhau của Nissan. Mục tiêu đến năm 2020 khoảng 70% xe hơi của liên doanh Nissan – Renault sẽ dùng chung một loại thân xe được phát triển bởi trung tâm thiết kế CMF. Nissan giữ bí mật quy tắc kết nối module lại với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Toyota TNGA
Toyota sẽ làm mới bộ phận động lực và nền tảng, nâng cao chất lượng và tính năng cơ bản của xe. Toyota cũng lên kế hoạch và phát triển nghiên cứu đồng thời nhiều loại xe theo từng nhóm, tiến tới việc sử dụng các chi tiết chung một cách hợp lý (dự kiến là sẽ bắt đầu vào sản xuất mẩu xe đầu tiên vào nửa sau của năm 2015).
Matsuda CA
Matsuda sẽ thống nhất tư tưởng về thiết kế (các ý tưởng về thiết kế, tính năng xử lý tránh va chạm, bộ phận nhiên liệu), đa dạng hóa các ý tưởng.
Thực tế cho thấy ngành sản xuất ô tô là ngành công nghiệp mũi nhọn và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Do vậy các hãng xe tại quốc gia này luôn yêu cầu cải tiến công nghệ nhằm duy trì vị trí dẫn đầu thế giới của mình trước những thách thức không hề nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh, về cả kĩ thuật và kinh doanh. Trong xu hướng toàn cầu hóa, họ cần phải kaizen hơn nữa, thay đổi hơn nữa để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong hiện tại cũng như những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai.
Cám ơn các bạn đã theo dõi loạt bài viết ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản về hiện trạng và lộ trình phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản trong tương lai.
Thực hiện: Nguyễn Cao Cường
*Theo tài liệu của Bộ Phát Triển Công Nghiệp Nhật Bản tại hội nghị về Xe Hơi Thế Hệ Mới, Đại Học Công Nghệ Nagoya.
Nein. Die Geräte sind eigentlich für “Car Ennm&taineettr#8221; vorgesehen – zumindest werden sie darunter eigentlich vertrieben. Sie kommen mit einem Stecker-Netzteil und einen Anschluß für den Zigarettenanzünder. Die Akkus, die wir dafür verwenden, sind relativ leicht. Und halten ca. 4 Stunden.Es gibt inzwischen anscheinend andere Anbieter (Ikan – meine ich mich erinnern zu können), die die Geräte umlabelt und mit einem entsprechenden Adapter im Set liefern mit dem man Akkus von Videokameras verwenden kann.