Hãy tưởng tượng một thế giới mà các phương tiện di chuyển chạy bằng bia. Các bợm nhậu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là chuyện lãng phí tài nguyên đúng không? Các nhà khoa học thuộc đại học Maryland (UMD) đã nhìn ra rất nhiều triển vọng trong ý tưởng này. Thậm chí họ đã lấy được bản quyền cho quy trình lên men vi sinh hữu cơ để chuyển chất hữu cơ lên men thành hydrocabon. Tóm lại là họ tìm được cách chế tạo ra xăng một cách tự nhiên.
Người phát minh ra ý tưởng này là giáo sư Richard Kohn cùng nhà nghiên cứu cộng sự giáo sư Seon-Woo Kim. hai người này cùng làm việc tại đại học Maryland và đã nắm giữ trong tay bản quyền cho vi sinh vật chuyển hoá hữu cơ vi sinh thành ethanol. Hiện nay, họ còn nhận thêm được bản quyền cho quy trình tương tự sản xuất ra hexane và octane, thành phần chính có trong xăng. Trong ca hai quy trình trên, chất đốt được tách biệt ra khỏi chất sinh khối (biomass) và nổi lên bề măt nước lên men. Nhóm đang cố gắng tìm cách tách biệt và nuôi dưỡng vi sinh có thể chuyển hoá chất sinh khối chứa cellulose hay CO2 va nước thành nhiên liệu sinh học như ethanol, 1-butanol, butane, hay hexane. Chất sinh khối chứa cellulose có thể là bất cứ thứ gì còn lại của thực vật đã chết (lá cây, vỏ trấu,…) và thường được xem như chất thải trong các ngành sản xuất khác. Ví dụ như quy trình sản xuất bắp sẽ cho ra biết bao nhiêu vỏ bắp, hoặc ngành mộc sẽ cho ra biết bao tấn mùn cưa.
Nhóm nghiên cứu UMD còn cố phát triển cả loại vi sinh vật nhắm tới khí cabonic, chính là khí thải của vô số các ngành công nghiệp khác. Quy trình lên men để sản xuất nhiên liệu vô cùng khó để phát triển do có yêu cầu rất cao về hiệu suất năng lượng hay giá cả về mặt lâu dài hơn so với các quy trình thông thường sử dụng ngô hay hoa màu khác để sản xuất rượu.
Nhưng người phát minh hiện đang xuất bản công trình nghiên cứu của họ lên tạp chí Journal of Theoretical Biology, với hy vọng có thể cải tiến quy trình để thu hút được nhiều kinh phí hơn để nghiên cứu.
Nguồn: Gizmag
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy