Dâu tây là một loại trái cây rất ngon. Nhưng sau khi thu hoạch thì thời gian bảo quản của chúng lại khá ngắn. Nếu không có phương án xử lý, bạn có thể phải lãng phí gần một nửa số trái bạn đã mua chỉ sau vài ngày.
Theo Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Quốc Tế, có khoảng 4.5 triệu tấn dâu tây được trồng mỗi năm, với các nhà sản xuất chính đến từ Mỹ, Tây Ban Nha, Ai Cập và Mexico. Cây dâu thường khá khoẻ, nhưng trái dâu lại rất dễ hỏng, bầm tím và luôn cần được chăm sóc đặc biệt. Trong quá trình thu hoạch, trái dâu phải được đưa ra khỏi nông trường thật nhanh và làm lạnh bằng quạt.
Để vận chuyển dâu tây tươi, người ta cần làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ 0 độ C. Đây là nhiệt độ đủ lạnh để bảo quản, và đủ ấm để tránh các tinh thể nước đá làm mất mùi vị của trái. Sau đó các containers cần phải được giữ nhiệt độ ổn định và thiết kế để các thùng dâu không bị va đập vào tường, trần, đáy. Quá trình từ chợ, trung tâm thương mại cho đến bàn ăn của gia đình cũng đòi hỏi tốc độ nhanh không kém. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tại Đại Học University San Nicolas de los Garza ở Mexico đã phát triển một loại lớp bọc có gốc pectin, giúp bảo quản trái dâu trong thời gian lâu hơn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị của chúng.
Loại vật liệu mà họ tạo ra được gọi là Edible Active Coating (EAC- tạm dịch: lớp phủ hoạt tính khả biến). Lớp phủ này có gốc pectin-thành phần có trong thành tế bào của rất nhiều loại trái cây và hoa quả, kết hợp với chitosan-hợp chất kháng nấm thu được từ vỏ của các loài giáp xác, pullulan để hỗ trợ ngoại bào, và sodium benzoate (NaC7H5O2), potassium sorbate(C₆H₇KO₂).
Lớp phủ được bọc sau khi trái dâu được rửa sạch và trước khi đóng gói ở nhiệt độ 4*C. Tiến hành so sánh với các trái thực hiện theo phương pháp thông thường, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng lớp phủ không chỉ làm tăng thời gian bảo quản mà còn làm màu sắc, hương vị của trái dâu trở nên hấp dẫn hơn. Màu sắc và độ rắn của trái có thể được duy trì thêm từ 6-15 ngày so với phương pháp thông thường. Lớp phủ cũng ức chế hoạt động của các vi sinh vật nhưng không ảnh hưởng đến mùi vị của trái. Hiện tại công nghệ này đã sẵn sàng để mở rộng lên tầm vóc công nghiệp và đưa vào ứng dụng rộng rãi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Food Science.
Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag.
Link công bố:
M. Z. Trevino-Garza et al., Edible Active Coatings Based on Pectin, Pullulan, and Chitosan Increase Quality and Shelf Life of Strawberries, Journal of Food Science, Vol. 80, Issue 8, August 2015.