Nguồn: jamviet.com
Bạn đã bao giờ nghĩ sẽ đưa mình vào một hoàn cảnh khó khăn hoặc đặt cho mình một mục tiêu thật cao chưa ? Chắc bạn cũng như tôi đều chưa dám làm thử điều đó. Nhưng tại Toyota, họ coi việc đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn hơn cũng là cơ hội để khơi dậy trí tuệ của chính mình.
Trí tuệ sẽ sinh ra vào những thời điểm khó khăn nhất
Mọi hoạt động Kaizen (cải thiện) tại Toyota đều dựa trên căn bản là loại bỏ mọi lãng phí trong quá trình sản xuất. Và chính những thời điểm khó khăn nhất khi phải cắn răng giảm đến một nửa số nhân viên lại cũng là lúc họ nghĩ ra phuơng pháp Kaizen hiệu quả nhất. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì, chỉ khi bị dồn vao hoàn cảnh khó khăn gấp bao nhiêu lần cũng là lúc trí tuệ của con nguời sinh ra gấp bấy nhiêu lần. Việc giải quyết những vấn đề khó khăn như vậy đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Năm 1960, Toyota cũng phải gặp một vấn đề nan giải. Sau khi sa thải gần 1600 nhân viên trong giai đoạn khó khăn truớc đó thì tình hình bất ngờ thay đổi với những đơn hàng số luợng lớn. Tại thời điểm này, cuộc chiến tại Triều Tiên đã khiến nhu cầu về xe tải quân sự của Mỹ tăng đột biến. Họ bị đặt vào tình thế phải làm sao để có thể xây dựng đuợc một hệ thống có thể sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại trong khi vừa sa thải một số luợng không nhỏ nhân viên? Bởi vì ai cũng có thể thấy đây chỉ là nhu cầu nhất thời. Nếu thuê thêm nguời, sau khi những đơn hàng đặc biệt này kết thúc, họ sẽ lại lâm vào hoàn cảnh tuơng tự như bây giờ. Đây là điều mà ai cũng sẽ dự đoán đuợc. Và chính lúc này phuơng thức sản xuất Toyota đã ra đời.
Ông Onotaiichi đã từng nói rằng “Mọi thứ sẽ thật đơn giản khi chúng ta có đủ con nguời và thiết bị trong tay. Nhưng làm sao để sản xuất đuợc ngay cả trong trạng thái thiếu con nguời, máy móc, vật liệu? Nếu không vắt óc suy nghĩ, không sử dụng trí tuệ của mình thì thật quá khó. Chính lúc khó khăn nhất lại là lúc trí tuệ đuợc sinh ra.”
Mọi buớc nhảy đều bắt đầu từ những mục tiêu không tuởng
Ông Konosuke Mastushita – nguời sáng lập ra hãng điện tử danh tiếng Panasonic, một hãng khá thân cận với Toyota cũng đồng ý rằng “Trí tuệ chỉ sinh ra ở những hoàn cảnh khó khăn nhất”.
Đương thời, một yêu cầu từ Toyota đã làm các nhà quản lý của Panasonic phải toát mồ hôi. Toyota muốn họ giảm ngay 5% giá sản phẩm radio dành cho xe hơi và huớng tới giảm thêm 15% trong nửa năm tới, tổng cộng là 20%. Đây là một bài toán quá khó đối với Panasonic khi lợi nhuận cho sản phẩm này chỉ đạt đuợc 3%. Chỉ cần lợi nhuận giảm thêm 2% thôi thì cũng đẩy Panasonic trên bờ vực phá sản.
Thế nhưng sau rất nhiều đêm trằn trọc, ông Konosuke Matsushita cũng đưa ra một phuơng án mà thường nguời khác sẽ nghĩ rằng không mấy khả thi. “Dù bất cứ giá nào cũng phải duy trì đuợc chất luợng sản phẩm, hãy giảm 20% chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận”. 20% đúng là một con số không tuởng đối với nhân viên Panasonic tại thời điểm đó. Phải nói rằng đây là một quyết định táo bạo. Và như thế, không còn cách nào khác, Panasonic buộc phải tìm cách thay đổi hoàn toàn thiết kế lâu nay để giảm giá thành nhưng vẫn phải duy trì chất luợng.
“Sẽ không quá khó nếu mục tiêu chỉ là giảm vài % chi phí. Nhưng nếu đặt mục tiêu giảm tới 20% chi phí thì không thể đạt đuợc nếu thiếu những buớc nhảy không tuởng”.
Và chính nhờ cách suy nghĩ này, họ đã thực hiện đuợc điều tuởng chừng như không thể. Một năm sau, tuy giá của sản phẩm radio có giảm đáng kể nhưng họ lại đạt đuợc lợi nhuận cao hơn cả những năm truớc đó. Thêm vào đó, năng lực sản xuất và cạnh tranh cũng tăng được cải thiện góp phần không nhỏ đưa Panasonic trở thành 1 trong những nhà sản xuất hàng đầu hiện nay.
Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu