DLP – Công nghệ in bằng ánh sáng số

Công nghệ in bằng ánh sáng số (digital light processing- DLP) là công nghệ gia công tương tự như công nghệ in thạch bản, và cũng là phương pháp in 3D làm việc với vật liệu nhựa lỏng quang hóa (photopolymer).

Điềm khác biệt lớn nhất giữa hai công nghệ này là nguồn ánh sáng. Công nghệ DPL sử dụng nguồn ánh sáng phổ thông hơn, ví dụ như đèn hồ quang, với một tấm nền màn hình tinh thể lỏng hoặc thiết bị gương có khả năng biến dạng (deformable mirror device – DMD). Do ánh sáng có thể chiếu cùng lúc lên toàn bộ bề mặt vật liệu trong một bước in, nên tốc độ in bằng công nghệ này cũng nhanh hơn công nghệ in thạch bản (SL).

Có hai hình thức gia công bằng công nghệ DLP. Với hình thức đầu tiên, mô hình sẽ được tạo ra bằng cách kéo dần dần từng lớp của vật thể từ thùng nhựa lên để tạo khoảng trống (Xem clip bên dưới). Hình thức thứ hai là tạo mô hình bằng cách kéo dần vật liệu vào trong thùng nhựa (giống với công nghệ in thạch bản), như vậy lớp vật thể mới sẽ được tạo ra từ trên bề mặt của lớp nhựa.

Cũng giống như công nghệ SL, DLP có thể tạo ra các chi tiết với độ chính xác cao và độ phân giải tuyệt vời. Thông thường, độ dày một lớp gia công bằng phương pháp DLP có thể đạt 30μm. Do các lớp gia công không tạo thành đường và hòa vào nhau khá mượt mà nên chúng không bị lộ khi quan sát bằng mắt thường (so với công nghệ in đùn nhựa rất phổ biến hiện nay).

product-makex
Một sổ sản phẩm mẫu được in bằng phương pháp DLP (Nguồn: MakeX)

 

Thế nhưng với các chi tiết đặc biệt có độ khó cao thì công nghệ này cũng đòi hỏi các cấu trúc hỗ trợ riêng và quá trình tái xử lý sau khi in giống như SL, ví dụ như chiếu UV. Ngoài ra, do chủ yếu sử dụng vật liệu nhựa quang hóa nên các lớp sản phẩm làm ra cũng dễ bị giòn nếu bị phơi sáng quá mức. Và trong cùng một thời điểm gia công chỉ có một vật liệu có thể được sử dụng.

Một trong những lợi thế của DLP so với SL chính là chỉ cần một thùng vật liệu nông cũng có thể thuận lợi tạo thành sản phẩm cuối.  Nhờ vậy, công nghệ này có lượng rác thải ít hơn với chi phí hoạt động thấp hơn.


Biên dịch: Trungmaster,
theo
-THE FREE BEGINNER`S GUIDE TO 3D PRINTING, 3dprintingindustry
-thred3d.com


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan