Bạn có thật sự bận như bạn vẫn nghĩ không?

 

(Nguồn: sokudoku-shinagawa.com.)

Hãy suy nghĩ một cách làm khác mà không cần đổ mồ hôi

Không ít người hàng ngày vẫn than vãn rằng “ Tôi vẫn cố gắng hàng ngày mà tại sao không thể nâng cao được hiệu quả công việc”. Nhưng thật ra có đúng là bạn đã cố gắng như bạn vẫn nghĩ không?

Trong cách thức Kaizen (cải thiện) tại Toyota, nếu bạn có thể biến “vận động” thành “làm việc” thì bạn sẽ không cần phải than vãn nhiều về hiệu quả làm việc của mình. Khi bạn vẫn cần than vãn thì bạn nên xem lại “tại sao bạn làm cách này?” “bạn làm công viêc này vì mục đích gì?” nói cách khác, chúng ta phải nhìn vào cách  tiến hành từng công đoạn trong công việc. Không phải cứ chạy toát mồ hôi là tốt, hãy nghĩ xem nên chú tâm vào những công việc và công đoạn cần thiết.

Đương thời, ông Ono Taiichi  (phó giám đốc Toyota) vẫn luôn cố gắng giảm thiểu Muda ở mức tối đa dựa trên những suy nghĩ: “Thay vì chỉ nhìn vào hiệu quả công việc, khi cấp trên đánh giá cấp dưới, nên nhìn xem người nhân viên đó có suy nghĩ về cách làm việc sao cho công việc trở nên thuận lợi hơn, vẫn đảm bảo chất lượng mà không phải đổ mồ hôi nhiều hay không?”. Thêm một suy nghĩ nữa đó là ông không tự thỏa mãn với những gì đã đạt được: “Liệu còn phương pháp nào tốt hơn không? Tôi nghĩ chắc chắn là có”, đó là cách ông suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt hơn.

Bắt đầu hoạt động Kaizen từ suy nghĩ “tại sao công việc lại bận như thế này?”

Khi ông Ono cùng một xưởng trưởng đi thăm quan một công  xưởng của Toyota, họ thấy một nhân viên đang rất vất vả để bê một cụm động cơ khá nặng. Ông xưởng trưởng khi ấy tiến lại và vỗ vai người nhân viên kia và động viên “Cố gắng lên nhé”. Ngay lập tức ông Ono đã hỏi người xưởng trưởng tại sao người công nhân kia lại phải làm việc đó. Tìm hiểu ra mới biết chiếc xe đẩy bị hỏng và chưa thể sửa ngay được nên người nhân viên kia chỉ còn cách cố gắng bê cụm động cơ lại nơi để quy định. Sau khi nghe điều này ông Ono đã hỏi với người xưởng trưởng rằng: “Tại sao lại bắt anh ta làm việc này, việc bê một vật nặng thế kia không phải công việc làm bằng chân tay, anh hãy kiểm tra ngay xem còn những việc khác giống như thế này hay không?”.

Có nhất thiết phải bê nặng như thế này không? (Nguồn: illpop.com)

Người xưởng trưởng vội vã chạy đi hỏi những người quản lý cấp dưới mới biết rằng việc con người đang phải làm những công việc của máy móc đã tồn tại 3 tháng nay rồi. Nghe đến đây ông Ono đã nổi giận và mắng 2 người quản lý:

Các anh ngày nào cũng có mặt trong xưởng, tại sao lại không nhìn thấy nỗi vất vả của nhân viên, tại sao lại nhìn thấy họ đang phải làm quá sức? Hãy quan sát nhân viên của các anh  và làm gì đó có ích cho nơi này . Các anh phải suy nghĩ xem mình phải làm gì để có thể giúp ích cho nhân viên của mình chứ“.

Nếu nhìn thấy một người nhân viên phải đổ mồ hôi thì hãy tự hỏi tại sao, liệu họ có đang làm việc quá sức hay không? Nếu thấy họ đang phải tất bật làm việc hãy tự hỏi tại sao lại thế, liệu cách làm của họ có ổn không?”

Những người cấp trên chỉ biết động viên nhân viên của mình “cố gắng lên” thì người này hoàn toàn không có “năng lực tìm ra Muda” hay “năng lực Kaizen”.

Trách nhiệm của người cấp trên không phải là động viên nhân viên của mình cố gắng hơn, mà suy nghĩ cách tốt nhất sao cho họ không cần cố gắng một cách vô ích mà vẫn có thể hoàn thành công việc.

Sự nỗ lực của nhân viên không phải là việc họ đổ mồ hôi, mà là việc đưa ra những thành quả kết tinh từ chính những nỗ lực đó trong công việc. Nên nhớ rằng những “vận động” vô ích cho dù có gồng lưng lên thực hiện cũng sẽ  không thể sinh ra thành quả.


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan