Công ty nghiên cứu IAT21 của Áo thời gian gần đây mới giới thiệu một loại máy bay mới tại Paris Air Show, với tiềm năng trở thành công nghệ đột phá mới nhất trong ngành hàng không kể từ thời động cơ phản lực.
Để di chuyển, D-Dalus ( Một cách chơi chữ của từ Daedalus –nhà phát minh người Athen đã xây dựng mê cung Minos trong thần thoại Hy Lạp) không sử dụng cánh cố định như máy bay thường hay cánh quạt như trực thăng lên thẳng. Thay vào đó, nó sử dụng 4 turbine hình trụ, được kết nối bằng thiết bị cơ khí và quay ngược chiều với nhau, mỗi turbine quay ở tốc độc 2200rpm (vòng trên phút).
Chìa khóa cho sự cơ động tuyệt vời của D-Dalus chính là sự dễ dàng điều chỉnh góc độ của các dao của turbine (sử dụng servo- thiết bị điều khiển) để lái hướng của lực, điều đó cũng có nghĩa rằng lực đẩy có thể được phân tán ra 360 độ xung quanh 3 trục cơ bản tùy theo lựa chọn của người sử dụng. Nhờ vậy, D-Dalus có thể cất cánh thẳng đứng, bay lượn một cách hoàn hảo và đi theo bất kỳ hướng nào, tuy nhiên đấy mới chỉ là phần đầu của câu chuyện.
Giống như phần lớn xe hơi và máy bay hiện nay, cách sử dụng D-Dalus nghe chừng có vẻ phức tạp. Trên thực tế tất cả các thành phần đều được điều khiển bởi thuật toán của máy tính, cho nên D-Dalus có thể dễ dàng điều khiển bởi 1 tay cầm Joystick, thậm chí còn đơn giản hơn là việc lái một cái trực thăng.
Những thiết bị bay sử dụng cánh quạt hiện nay cung cấp khả năng “lên thẳng và hạ cánh thẳng” ( gọi tắt là VTOL- vertical take-off and landing) nhưng chúng lại rất dễ bị hư hỏng, không thể sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Điều kiện môi trường xấu, khoảng cách xa, tốc độ cao, cất/hạ cánh trên bề mặt không vững chắc (như trên thuyền).. thực sự là vẫn là thử thách đối với các thiết bị này. Ngược lại, D-Dalus đặc biệt thích hợp cho những điều kiện khắc nghiệt như thế, có thể đẩy thẳng lên trên không và sau đó lại hạ cánh như “bám dính” vào mặt đất, thậm chí kể cả khi hoạt động trên bề mặt của một phương tiện đang di chuyển. Đương nhiên, khi mà việc hạ cánh trên một phương tiện di chuyển đã là 1 trong những trò chơi của D-Dalus thì nó cũng có thể dễ dàng hạ cánh trên một phương tiện trên biển (watercraft). Do đó cũng không có gì để bất ngờ khi D-Dalus đã thu hút sự chú ý từ nhiều đơn vị quân sự kể từ khi nó đột nhiên xuất hiên tại Hội Nghị Hiệp Hội Hàng Không Hoàng Gia (Royal Aeronautical Society conference).
D-Dalus hầu như không phát ra tiếng động, và có nguồn động lực ổn định cho phép thâm nhập vào các tòa nhà hay chống chọi với thời tiết khắc nghiệt một cách dễ dàng, điều mà các máy bay trực thăng hiện này không thể nào làm được. Phương tiên trên không này cũng có hệ thống cảm biến và né tránh, kết hợp với việc không có bộ phận nào dễ hư hỏng ở bên ngoài cho phép nó bay lượn rất gần đến những bề mặt đá hay tường thẳng đứng. Điều này cũng làm cho nó trở nên phù hợp hơn với công việc tìm kiếm và cứu nạn,nắm vai trò như một thiết bị giám sát/trinh sát thường trực, hoặc thiết bị tiên phong dành cho các tình huống chiến đấu trong thành phố. ( Để biết rõ hơn về hoạt động của D-Dalus, các bạn có thể vào link của nhóm phát triển ở bên dưới để xem video mô tả)
Cũng do bộ phận di chuyển không đặt ở bên ngoài nên những thiết bị trinh sát siêu nhỏ dạng D-Dalus có thể bay vào trong các toàn nhà thông qua cửa sổ, và cung cấp tầm nhìn bao quát 360 độ (nhờ đặc tính điều hướng của D-Dalus). Các trực thăng truyền thống không làm được điều này do có những điểm mù phía trên cánh quạt, vì vậy càng không thể nào so sánh về độ cơ động với D-Dalus được.
IAT21 cũng đã thấy trước nhiều ứng dụng dựa trên những “chìa khóa” mới này- ngoài việc thâm nhập và tìm kiếm trong tòa nhà, nó cũng có thể làm sạch những vùng bị nhiễm phóng xạ hay gỡ bỏ chất nổ, giải cứu người bị tai nạn, hoặc giữ và điều hướng vòi rồng cho lính cứu hỏa.
Với việc có thể mang được trọng tải nặng, D-Dalus càng trở nên hệu quả hơn. Bằng việc tăng kích thước, nó có thể được xem xét như một nền tảng để nâng và hạ thủy các con tàu khi không có cần cẩu.
Kết cấu cơ khí của D-Dalus cũng đơn giản đến mức nó chỉ cần bảo quản với chi phí rất ít và không đòi hỏi tính chuyên môn cao. Có lẽ cũng nên nhắc lại rằng tất cả phương tiên hàng không VTOL, loại có thể mang vác trọng tải nặng, thường rất phức tạp và đòi hỏi một chế độ bảo quản tốn kém.
Hiện nay, các thử nghiệm đang được thực hiện bằng việc sử dụng một động cơ 120bhp KTM ( mã lực thuần – brake horse power – chỉ số mã lực khi chưa bị thất thoát qua các thiết bị truyền dẫn) và các turbine, ở độ dài tầm 5 feet –với khả năng nâng trọng tải khoảng 70kg. Nhiều thí nghiệm khác cũng đang được lên kế hoạch trong nhưng tuần tơi đây. IAT21 cũng đang làm việc với Đại Học Cranfield của Vương Quốc Anh để chế tạo động cơ lớn hơn, mạnh hơn, bộ vỏ hoàn chỉnh cho thiết bị và một hệ thống dẫn đường và điều khiển tiên tiến hơn.
Cũng dễ thấy lực tác động lên trục của dao/ cánh quạt là cực kỳ lớn nên trong các thử nghiệp đầu tiên, tất cả trụ đỡ đều bị hư hỏng, thất bại thảm hại. Do đó nhà phát minh Meinhard Schwaiger, người nắm trong tay hơn 150 bằng sáng chế, đã quyết tâm và sáng chế thành công( đồng thời giữ bản quyền ) một loại trụ xoay gần như không ma sát để đối phó với các ứng suất.
D-Dalus có cấu tạo từ sợi carbon, và cho phép mở rộng ra rất nhiều ứng dụng tiềm năng, bao gồm cả việc tìm kiếm và cứu nạn đường biển, vận tải, hoạt động dọc theo hoặc bên trong các tòa nhà khi có hỏa hoạn- niềm hy vọng trong tương lai cũng bao gồm phiên bản chuyên chở khách hàng phục vụ cho giao thông công cộng.
———————————————————————————-
Người dịch: Trungmaster5, theo Gizmag
Link nhóm nghiên cứu : D-Dalus
———————————————————————————-