Trong khoảng thời gian từ 2, 3 năm kể lại đây, các kênh truyền hình Nhật bản đồng thời đưa những chương trình, bài phóng sự nói về tình hình sự phát triển trên khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đang chững lại và có xu hướng suy thoái dần trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước đang lên như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Hôm nay, VietFuji sẽ đưa đến các bạn bài viết phân tích về câu chuyện này.
Ví dụ điển hình nhất cho sự yếu đi của nền khoa học Nhật Bản đó chính là việc họ đang đứng chững lại, thậm chí là đi sau trên lĩnh vực màn hình tinh thể lỏng và chất bán dẫn so với quốc gia ở ngay bên cạnh là Hàn Quốc. Những đề tài nghiên cứu của Nhật Bản về kỹ thuật LED (Light Emission Diode) hay màn hình EL hữu cơ tuy được tiến hành nghiên cứu từ rất sớm, nhưng lại cho kết quả chậm so với Hàn Quốc. Trong khi hãng điện tử Samsung đã dự kiến cho ra mắt sản phẩm màn hình hiển thị EL hữu cơ cỡ lớn ngay trong năm nay, thì các hãng Nhật Bản, điển hình là Sharp lại chậm đến hơn một năm.
Kết quả này được cho có nguyên nhân chính là việc chính phủ Nhật Bản đầu tư ít đi cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Giống như vị Bộ Trưởng Bộ Khoa học kỹ thuật Nhật Bản từng nói : “Tại sao chúng ta cứ nhất định phải đứng thứ nhất, đứng thứ hai không được hay sao ?”, từ đó, chúng ta có thể thấy rằng chính phủ Nhật Bản vẫn còn rất tự tin vào khả năng của nền khoa học đất nước tuy có thể sau chừng 5 đến 10 năm nữa, họ sẽ có thể bị tụt xuống vị trí thứ 3 hoặc thấp hơn.
Sự tự tin, hay nói hơn là cái nhìn dễ dài này cũng dễ hiểu, cho tới nay, nền công nghiệp đóng vai trò chính trong cán cân xuất khẩu của Nhật Bản và là chỗ dựa của nền kinh tế nước này là nền công nghiệp sản xuất các bộ phận, chứ không phải là các ngành sản xuất tinh vi, vốn yêu cầu vốn đầu tư nghiên cứu và sản xuất vô cùng lớn.
Để hiểu rõ hơn, bạn phải biết rằng, tuy bạn biết tới xe hơi Toyota, nhưng để sản xuất ra một chiếc xe, hãng Toyota có rất nhiều công ty vừa và nhỏ dưới cánh chuyên sản xuất phụ tùng cho xe của hãng. Và chính các công ty này, với số lượng rất nhiều, mới chính là nguồn thu ngân sách trong lĩnh vực sản xuất của đất nước Mặt trời mọc.
Khi Nhật Bản còn đứng trên ánh hào quang của thời đại mà đất nước này có những lúc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước này là xe hơi hay những máy móc dùng trong sản xuất. Thế nhưng, việc các nước khác đuổi theo về công nghệ, lẫn cạnh tranh giá cả khốc liệt khiến thị phần của Nhật bản ngày càng giảm sút. Nếu như bạn nhất định sẽ mua ổ cứng máy tính của Hitachi trong những năm trước, thì nay có thể bạn sẽ nghĩ lại khi có rất nhiều hãng ổ cứng máy tính khác nổi tiếng như Western, Seagate, vốn có sản phẩm được sản xuất nhiều ở Thái Lan… có giá cả rẻ hơn nhiều mà chất lượng tương đương.
Tuy Nhật Bản vẫn đứng đầu trong các ngành như sản xuất xe hơi tiết kiệm năng lượng, máy móc chính xác, kỹ thuật sản xuất ốc vít,… thế nhưng, trên cuộc cạnh tranh hướng tới các sản phẩm công nghệ kỹ thuật thế hệ tiếp theo như LED hay màn hình EL hữu cơ , Nhật Bản đang bị hụt hơi. Bạn có bao giờ tự hỏi rằng, tại sao màn hình của Ipad, Iphone không được sản xuất bởi các hãng của Nhật mà lại được sản xuất bởi Samsung hay không ? Chưa kể tới bộ nhớ của các sản phẩm này phần lớn cũng do chính Samsung sản xuất.
Trái với Nhật Bản vẫn đang ung dung, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan thực thi chính sách “Phát triển khoa học kỹ thuật bằng nguồn lực của cả đất nước”. Và nay, Hàn Quốc có Samsung, Trung Quốc có Huawei, Foxxcon, Đài Loan có Acer, HTC… Tại Hàn Quốc, chính sách đất nước này dành rất nhiều ưu đãi cho Samsung như việc đầu tư tập trung một cực, hợp nhất các công ty, giảm thuể khi xây dựng các nhà máy mới. Tại Trung Quốc hay Đài Loan cũng như vậy, họ hỗ trợ các công ty vốn khi đầu tư vào khoa học kỹ thuật và tiến hành hợp tác nghiên cứu giữa nhà nước và các công ty.
Một mặt, tại Nhật Bản, theo truyền thống các công ty phải tự bỏ vốn ra để đầu tư nghiên cứu và phát triển kỹ thuật của chính mình mà không có hỗ trợ từ quốc gia. Và suy nghĩ cố hữu của các nhà khoa học Nhật khiến rất ít người đưa ra ý tưởng về việc nghiên cứu ra sản phẩm không phải chỉ để sản xuất trong nước mà ở cả nước ngoài.
Bạn có thể thấy suy nghĩ này ở các công ty lớn, khi mà các giám đốc của công ty khi phát biểu trước tivi chỉ nêu ra phương hướng duy trì như “chúng tôi đang phát triển kỹ thuật mới để không bị vượt qua bởi các xí nghiệp mới nổi”, hay “đang tiến hành nghiên cứu kỹ thuật mà các hãng khác không có”, có thể nói, cho dù là CEO của các công ty này, họ vẫn có thói quen đặt sản phẩm của họ trong cái khung là Nhật Bản.
Bộ kinh tế Nhật Bản mới đây công bó kế hoạch hỗ trợ 30 tỷ yên cho nền sản xuất LED của đất nước này. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ ra thì bình quân một công ty chỉ nhận được tối đa 700 triệu yên, nhỏ hơn rất nhiều so với Hàn Quốc.
Thêm một yếu tố nữa khiến tốc độ phát triển khoa học của Nhật Bản chậm lại, đó là việc các công ty cỡ nhỏ của Nhật rất ít nhận được hỗ trợ cho dù có thể có kỹ thuật cao.
Nếu không có biện pháp thích hợp, tôi tin rằng nền khoa học kỹ thuật của Nhật Bản sẽ sớm mất ngôi cho các nước khác. Và, chúng ta sẽ đến Seoul để mua những chiếc tablet hiện đại chứ không phải dãy phố Akihabara để mua những chiếc máy casset hay đài thu âm cũ kỹ.
Khi có time, bạn có thể chỉ ra cụ thể hơn được không ? Cảm ơn bạn.
For example http://www.tok.co.jp/products/list/display.html
Bài này hoàn toàn do mình viết, những tổng hợp và phân tích hoàn toàn là ý kiến của bản thân. Bạn có thể chỉ ra cho mình những phần tử, chi tiết nhỏ hơn mà bạn nói được không ?
Tuy Nhật Bản vẫn đứng đầu trong các ngành như sản xuất xe hơi tiết kiệm năng lượng, máy móc chính xác, kỹ thuật sản xuất ốc vít,… thế nhưng, trên cuộc cạnh tranh hướng tới các sản phẩm công nghệ kỹ thuật thế hệ tiếp theo như LED hay màn hình EL hữu cơ , Nhật Bản đang bị hụt hơi. Bạn có bao giờ tự hỏi rằng, tại sao màn hình của Ipad, Iphone không được sản xuất bởi các hãng của Nhật mà lại được sản xuất bởi Samsung hay không ? Chưa kể tới bộ nhớ của các sản phẩm này phần lớn cũng do chính Samsung sản xuất.
–>Cho mình hỏi đoạn này là do người viết nhận định hay dịch/ đọc từ đoạn nào ra? Nói đi thì phải nói lại, thật sự thì Samsung đó thể sản xuất ra các thiết bị/màn hình LED hay EL hữu cơ đó nhưng những chi tiết/phần tử nhỏ hơn bên trong dùng để cấu tạo nên những màn hình đó hơn 70% là dùng các nguyên liệu/vật liệu mà chỉ có Nhật mới sản xuất ra được. Vì Nhật Bản quá chú trọng vào chất lượng, tính năng của sản phẩm hơn là theo nhu cầu của khách hàng/thực tế nên lỡ mất rất nhiều cơ hội…