Microsoft cảnh báo thông tin điện tử cá nhân có nguy cơ bị lộ

Microsoft đã phản đối trước toà khi được yêu cầu phải cung cấp cho phía công tố viên Mỹ các dữ liệu được lưu trữ tại Ireland. Lý do được đưa ra là “điều đó dẫn tới nguy cơ toàn bộ thông tin điện tử cá nhận có khả năng bị lộ ra”.

Trong một phiên toà Appeals tại New York, công tố viên muốn tìm kiếm thư điện tử của khách hàng trong một vụ điều tra chất gây nghiện, dữ liệu này được Microsoft lưu trữ trong server tại Ireland.

Do đó, thẩm phán đã yêu cầu gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ phải đưa ra dữ liệu để phục vụ điều tra và hoàn toàn bác bỏ thẩm quyền “ngoại quốc” của Microsoft.

Nhà tư vấn Brad Smith của Microsoft cho rằng vụ này sẽ đặt ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm khiến các nước khác cũng sẽ yêu cầu điều tương tự.

“Hãy thử tưởng tượng chính phủ Mỹ sẽ phản ứng như thế nào nếu “đôi chân khác” đặt trong” giày” của họ. Ví dụ, họ sẽ giải quyết thế nào nếu một chính phủ nước ngoài khác cố lách luật lệ quốc tế để yêu cầu công ty nước ngoài khác có trụ sở tại Mỹ phải cung cấp thông tin cá nhân của một nhà báo quốc tịch Mỹ? Làm sao họ phản đối nếu một hãng nước ngoài yêu cầu một công ty kỹ thuật phải cung cấp email đang được trữ tại nước Mỹ? Đấy là những câu hỏi mà Sở Tư Pháp Mỹ thậm chí còn chưa nghĩ đến chứ đừng nói là trả lời.”

Trong phiên toà, Microsoft đã lên tiếng: “Quyền hành áp đặt đơn phương các đạo luật lên nước ngoài—dù trực tiếp hay gián tiếp—có khả năng khuấy động các hậu quả từ phía chính sách của nước sở tại. Tệ hơn nữa, điều đó còn đe doa cả bảo mật cá nhân của công dân Hoa Kỳ”.

Đạo luật yêu cầu Microsoft phải giao ra dữ liệu này sẽ đặt mọi thông tin cá nhân của người dùng vào vòng nguy hiểm, không chỉ thư điện tử mà toàn bộ mọi thứ được lữu trữ tại các máy tính từ xa, gọi chung là các “đám mây”.

Mặc dù gặp phải phản kháng từ phía Microsoft, phía công tố viên nhấn mạnh hãng này bắt buộc phải tuân theo yêu cầu này và thẩm phán James Francis cũng đưa ra phán quyết từ hồi tháng tư năm 2014 rằng:” Từ rất lâu đã có đạo luật bắt buộc người được yêu cầu phải cung cấp thông tin đang sở hữu mà không cần biết vị trí của thông tin ấy”.

Vụ này xuất hiện ngay đúng thời điểm dư luận đang dấy lên lo lắng về vấn đề bảo mật sau khi sự thât rằng chính phủ Mỹ đã giám sát các thông tin cá nhân được phanh phui bởi Edward Snowden, cựu điệp viên của NSA.

Ông Smith cho biết: “ Microsoft sẽ tuân thủ luật pháp từ chính quyền nhưng chính quyền cũng phải tôn trọng đầy đủ quy trình đã đặt ra để thu thập chứng cứ từ bên ngoài Hoa Kỳ. Yêu cầu vừa qua từ toà án không đáp ứng được điều này và chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng để yêu cầu này đươc thu hồi.


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy

Nguồn: Phys.org


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan