Toyota (phần 4): Hiệu quả tương hỗ giữa kỹ thuật cá nhân và làm việc theo nhóm

Làm thế nào để tiến hành “Tự lao động hoá” chính là chỗ dành cho trí tuệ của các nhà quản lý, giám sát làm việc. Quan trọng là phải gắn trí tuệ vào những cỗ máy đồng thời đảm bảo “người tác nghiệp = người biến những cử động thành lao động”.

Làm thế nào để giải thích mối quan hệ giữa hai cột trụ của phương thức sản xuất Toyota là “Just in time” và “Tự lao động hoá” ? Tôi thì thường liên tưởng điều này đến môn bóng chày, “Just in time” tức là teamwork, là phát huy tối đa lối chơi đồng đội, còn “Tự lao động hoá” nhằm nâng cao kĩ thuật của mỗi tuyển thủ.

Dựa vào “Just in time”、các tuyển thủ trong sân, ứng với các công đoạn tại công trường sản xuất, sẽ bắt bóng một cách chính xác vào lúc cần thiết và nhắm đến các runner nhờ vào lối chơi đồng đội. Như vậy sẽ có thể triển khai tính tập thể một cách tuyệt vời trong việc kiểm tra lỗi trong toàn công đoạn. Còn các nhà quản lý giám sát công trường nếu nói trong bóng chày chính là các huấn luyện viên trong đánh bóng, phòng ngự, chạy ụ. Một đội bóng chày mạnh tức là một đội bóng đã thành thục lối chơi đồng đội mà có thể xử lý trước mọi tình huống phát sinh. Một công trường thực hiện “Just in time” chính là đội bóng chày như thế.

Tinh thần đồng đội và sức mạnh cá nhân

Mặt khác, “Tự lao động hoá” đóng vai trò phòng ngừa phát sinh phế phẩm và bài trừ những sản xuất dư dẫn đến lãng phí lớn trong công trường. Do vậy lúc bình thường phải chú ý nhận thức được năng lực của các tuyển thủ, ứng với “tác nghiệp tiêu chuẩn” trong sản xuất, để khi xảy ra bất thường, tức là lúc các tuyển thủ không phát huy được năng lực, thì cần huấn luyện đặc biệt để tuyển thủ có thể lấy lại phong độ của mình. Đây chính là nhiệm vụ của huấn luyện viên. Cứ như vậy, dựa vào “Tự lao động hoá”, điểm yếu của công trường sản xuất hay chính là đội bóng sẽ dần dần hiện rõ và có thể ngay lập tức tìm ra biện pháp để giúp các tuyển thủ tiến bộ.

Các đội bóng vô địch tại giải thế giới hay tại giải Nhật Bản có thể nói là chắc chắn đều có được lối chơi đồng đội hiệu quả cũng như kỹ thuật cá nhân tốt. Sức mạnh đó chính là sự kết hợp thuần thục giữa cả hai điều này. Tương tự như vậy, công trường sản xuất mà có khả năng kết hợp cả “Just in time” lẫn “Tự lao động hoá” thì sẽ có được thể chất mạnh mẽ hơn bất cứ nơi nào khác.

Mục đích chính là giảm giá thành

Chúng ta thường xuyên nghe đến cụm từ “hiệu suất”, hiệu suất sản xuất, hiệu suất quản lý, hiệu suất kinh doanh,… nếu hỏi tại sao các nhà máy hiện nay theo đuổi “hiệu suất” đến như vậy, câu trả lời là để giảm giá thành, đây cũng chính là mục tiêu quan trọng nhất của mỗi nhà máy.

Không chỉ lợi nhuận của Toyota mà của mọi ngành công nghiệp chế tạo khác thu được chính là nhờ vào nỗ lực giảm giá thành. Cách suy nghĩ theo chủ nghĩa giá gốc, tức là tăng lợi nhuận dựa vào việc nâng giá thành, giống như là đẩy cho khách hàng món nợ sau cùng, không còn phù hợp với tình trạng hiện nay của các công trường sản xuất ô tô.

Sản phẩm đặt trong thị trường cạnh tranh tự do luôn được lựa chọn bởi con mắt nghiêm khắc của khách hàng. Khách hàng không quan tâm đến giá gốc của sản phẩm là bao nhiêu, quan trọng là sản phẩm đó có giá trị trong mắt khách hàng hay không. Chừng nào còn suy nghĩ rằng do giá gốc quá cao nên phải đặt giá cao thì chỉ dẫn đến khách hàng quay mặt bước đi. Để có thể sinh tồn trong thị trường cạnh tranh tự do thì việc giảm giá thành chính là mệnh lệnh chí thượng.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển, việc giảm giá dựa trên hàm số về lượng thì ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế chậm phát triển hiện nay thì dẫu là có nhiều hình thái giảm giá thành nhưng cũng không dễ dàng thực hiện hay có thể nói là không có biện pháp hiệu quả. Cần thiết một hệ thống kinh doanh tổng hợp chính thống để thực hiện những điều hiển nhiên như phát huy năng lực nhân công, nâng cao tinh thần làm việc, sử dụng thiết bị máy móc một cách có hiệu quả.

Từ đầu đến giờ chúng ta đã nói về hai cây cột trụ chống đỡ cho tư tưởng cơ bản nhất “triệt để bài trừ lãng phí” của phương thức sản xuất Toyota, hệ thống sản xuất này sinh ra dành cho doanh nghiệp Nhật bản, nhưng trong tình trạng kinh tế chậm phát triển hiện nay thì bất cứ ngành nghề của bất kỳ quốc gia nào đều có thể thực hiện phương thức sản xuất Toyota để hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng của các món hàng.


Theo cuốn トヨタ生産方式  大野耐一

Dịch bởi: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan